Kỷ niệm 100 năm Olympus
Để kỷ niệm 100 năm thành lập Olympus, hãy điểm qua một vài sự thật thú vị về sản phẩm của hãng trong suốt thời gian qua. Các khách hàng đã nghĩ ra nhiều ứng dụng rất sáng tạo và dưới đây là một vài ứng dụng.
Thịt bò ở đâu?
Vào những năm 60, một trong các đầu dò của Olympus được sử dụng để đo độ dày của miếng thịt và mỡ trên gia súc đang sống. Thú vị là ứng dụng này thực sự có thể được ứng dụng – với một người được đào tạo, có thể phân biệt giữa da, mỡ và mô cơ dựa trên các tín hiệu phản hồi. Vấn đề lớn nhất là làm thế nào để con vật đang được kiểm tra đứng yên. Bò ơi, đừng chạy!
Cá voi Đại Tây Dương
Bong bóng và đầu dò
Một viện nghiên cứu đã mua thiết bị EPOCH® và đầu dò 500 kHz để nghiên cứu về cá voi. Các nhà sinh vật gắn đầu dò lên một cây gậy dài, di chuyển gần tới con cá voi đang bơi và nhấn đầu dò lên con cá voi để đo độ dày của lớp mỡ cá voi.
Ôi trời kinh quá!
Các mô mềm thực ra là môi trường tương đối tốt để truyền sóng âm, và hãng đã có thể cung cấp tương đối nhiều thiết bị cho các đơn vị nghiên cứu sinh vật. Các bộ phận của con vật được đo gồm màng tim lợn (sử dụng để làm van tim nhân tạo cho người), ruột chó (nghiên cứu y khoa), giác mạc thỏ (tương tự như giác mạc con người), và độ dày thành mạch máu (cho bò và người).
Thế còn da mỏng thì sao?
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các đầu dò nhúng tần số cao để đo các lớp da mỏng ở người, nghiên cứu về các vết bỏng. Vận tốc sóng âm ở trong xương cũng có thể được đo. Các sản phẩm được sử dụng cũng dùng để đo vỏ trứng, vỏ tôm hùm (phân tích về sức khỏe và tốc độ trưởng thành). Olympus cũng bán thiết bị siêu âm cho một khách hàng Nhật để đo vận tốc sóng âm và độ suy giảm trong dưa hấu để tìm ra thời điểm chín tối ưu.
Macaroni và cheese
Một nhà sản xuất thực phẩm đã tậu một chiếc EPOCH để đo vận tốc sóng âm qua một túi kín, màu sắc đục, bên trong chứa đầy mỳ ống và phô mai. Thiết bị EPOCH được sử dụng với 2 đầu dò 500 kHz V601 được thiết kế đặc biệt để đo và đảm bảo trong túi chứa đầy và đủ phô mai.
Lớp vỏ kẹo
Thiết bị đo chiều dày đã được sử dụng để đo lớp vỏ bên ngoài của kẹo Sô cô la, đảm bảo lớp vỏ không bị bể?
Băng có đủ dày?
Độ dày của lớp băng trong sân trượt có thể được đo sử dụng thiết bị Olympus. Tiếp xúc trực tiếp với bề mặt băng, nhiệt độ thấp sẽ làm ảnh hưởng đến đầu dò đơn biến tử, do vậy đầu dò 2 MHz, D797 được sử dụng. Khi đo cần điều chỉnh về khoảng bỏ dữ liệu do các bong bóng khí và và các vết nứt có thể làm cho sóng âm bị phản xạ.
Các mẫu địa chất
Các nhà nghiên cứu cũng sắm cho mình một thiết bị EPOCH để đo vận tốc sóng âm trong đá, đất nén hay các mẫu địa chất khác. Kiểm tra ở tần số thấp (500 kHz hoặc thấp hơn) được thực hiện trên mẫu được chuẩn bị với bề mặt phẳng. Module đàn hồi (Elastic modulus) có thể được tính sử dụng chế độ through-transmission shear wave để đo vận tốc sóng dọc.
Cốc cốc cốc
Chúng ta thường không chú ý vào các ứng dụng kiểm tra siêu âm gỗ, tuy nhiên, với các mẫu hóa thạch, việc kiểm tra có thể thực hiện được với tần số cực thấp (50–250 kHz) khi sử dụng chế độ đo through-transmission với thiết bị kiểm tra siêu âm EPOCH. Các chân cột trong hải quân và viễn thông cũng có thể được xác nhận và phát hiện khi có sự thay đổi về vận tốc sóng âm khi đo ở chế độ through-transmission. Chế độ xung-dội thường không được sử dụng để kiểm tra gỗ, tuy nhiên có nhà sản xuất nhạc cụ đã sử dụng Magna-Mike® để đo chiều dày của kèn.
Ra ngoài không gian
Thiết bị nội soi IPLEX MX là một trong các thiết bị nội soi video sử dụng pin đầu tiên. Vào năm 2005, một thiết bị IPLEX MX đã được cải tiến để gắn trên bộ đồ của Phi hành gia sử dụng ở điều kiện trọng lực bằng 0. Vài năm sau, thiết bị IPLEX SA cũng được sử dụng với cùng ứng dụng. Gần đây vào 2017, IPLEX FX đã được sử dụng trong quá trình đại tu tàu vũ trụ Enterprise model ở Smithsonian National Air & Space Museum. Thiết bị nội soi giúp hiểu rõ hơn về quá trình chế tạo và giảm thiểu các hư hại khi đại tu.
Thiết bị EPOCH 6LT lên tầng khí quyển
Ở vùng đất đầy bụi vùng Bishop, California, trong dãy núi Sierra Nevada Mountains, thiết bị siêu âm khuyết tật EPOCH 6LT đã được gắn với một quả bóng khí tượng và cho bay vào tầng khí quyển. Máy quay video được gắn vào quả bóng để thu lại toàn bộ quá trình (xem video tại đây). Trong khoảng thời gian 2 tiếng, thiết bị kiểm tra siêu âm nhẹ nhất của Olympus đã được mang lên tới độ cao 35km, trôi nổi một hồi và nổ tung. Thiết bị dù được tự động bật ra mang theo thiết bị siêu âm EPOCH 6LT rơi xuống. Ba ngày sau, người ta đã tìm thấy và thu hồi được thiết bị mà không có hưu hại gì đáng kể. Nếu tính là “thử rơi” thì đây là bài thử rơi khá ấn tượng!
Thiết bị tự hành trên sao hỏa Curiosity rover
Công nghệ được sử dụng trong Olympus X-ray diffraction (XRD) được sử dụng để kiểm tra đất đá trên Sao Hỏa. XRD hoạt động bằng cách phát ra các tia phóng xạ X-ray bắn vào mẫu đất đá để xác định cấu trúc tinh thể. Công nghệ XRD của Olympus đã giúp các nhà khoa học hiểu sâu hơn về thành phần đất đá trên bề mặt Sao Hỏa.