Với tư cách là chủ sở hữu hoặc người sử dụng thiết bị XRF cầm tay, bạn có trách nhiệm:
- Hiểu các yêu cầu về an toàn.
- Thực hiện các biện pháp kiểm soát & tham gia đào tạo để đảm bảo sử dụng thiết bị an toàn và có trách nhiệm.
Phân loại Nguồn phóng xạ và mức độ nguy hiểm
Mức độ nguy hại hay rủi ro cho con người do nguồn phóng xạ gây ra rất khác nhau tùy thuộc vào loại hạt nhân phóng xạ, dạng vật lý, hóa học và hoạt độ của nguồn phóng xạ. Với các nguồn phóng xạ dạng khí, dạng lỏng và dạng bột nếu không được quản lý tốt về mặt an toàn và an ninh sẽ có nguy cơ làm cho con người bị hít phải, ăn phải, uống phải sẽ dẫn đến bị chiếu xạ bên trong cơ thể con người rất nguy hiểm. Còn đối với các nguồn phóng xạ kín hay dạng rắn như nguồn phóng xạ của Công ty Pomina bị mất vừa qua thì nguy cơ chủ yếu là bị chiếu ngoài. Mức độ nguy hại của nguồn phóng xạ loại này cho con người chủ yếu là phụ thuộc vào hoạt độ của nguồn phóng xạ, thời gian tiếp xúc và khoảng cách tiếp xúc với nguồn phóng xạ. Nói chung, các nguồn phóng xạ có hoạt độ cao nếu không được quản lý tốt về an toàn và an ninh có thể gây ra các hiệu ứng nguy hại cho con người trong thời gian ngắn, trong khi các nguồn phóng xạ có hoạt độ thấp thì không thể gây ra chiếu xạ có hậu quả độc hại cho con người.
Để giúp cho người sử dụng nguồn phóng xạ, dân chúng cũng như Cơ quan quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân (Cơ quan pháp quy hạt nhân) nhận biết được mức độ nguy hại của các loại nguồn phóng xạ được sử dụng và có các yêu cầu quản lý phù hợp đối với mỗi loại nguồn phóng xạ, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã xây dựng hướng dẫn phân loại nguồn phóng xạ theo 5 mức khác nhau theo thứ tự mức độ nguy hại giảm dần, cao nhất là loại 1 và thấp nhất là loại 5. Việc phân loại này dựa trên tỷ số A/D, trong đó A là hoạt độ tổng cộng của nguồn phóng xạ và D là hoạt độ đặc trưng của hạt nhân dùng làm nguồn phóng xạ. Trong Bảng dưới đây sẽ cho biết cách thức phân loại các nguồn phóng xạ theo mức độ nguy hiểm.
Loại nguồn | Hình thức sử dụng nguồn phóng xạ | Tỷ số A/D |
---|---|---|
I |
| Từ 1000 trở lên |
II |
| Trong khoảng từ 10 đến 1000 |
III |
| Trong khoảng từ 1 đến 10 |
IV |
| Từ 0,01 đến 1 |
V |
| Nhỏ hơn 0,01 hoặc hoạt độ A dưới mức miễn trừ |
Mức độ nguy hại của nguồn phóng xạ như đã nói ở trên là tùy thuộc vào khoảng cách, thời gian tiếp xúc và cách thức mà các vật liệu làm nguồn phóng xạ này bị phát tán vào môi trường.
- Nguồn loại I: Nguồn loại này cực kỳ nguy hiểm cho con người. Nguồn loại này nếu không được quản lý an toàn và bảo vệ an ninh sẽ gây tổn thương lâu dài cho con người cầm nó hay tiếp xúc với nó trong vài phút. Nguồn phóng xạ loại này có thể gây chết người nếu tiếp xúc trong khoảng vài phút đến một giờ.
- Nguồn loại II: Nguồn loại này rất nguy hiểm cho con người. Nguồn loại này nếu không được quản lý an toàn và bảo vệ an ninh sẽ gây tổn thương lâu dài cho con người cầm nó hay tiếp xúc với nó trong thời gian ngắn từ vài phút đến vài giờ. Nguồn phóng xạ loại này có thể gây chết người nếu tiếp xúc trong khoảng vài giờ đến vài ngày.
- Nguồn loại III: Nguồn loại này cũng nguy hiểm cho con người. Nguồn loại này nếu không được quản lý an toàn và bảo vệ an ninh sẽ gây tổn thương lâu dài cho con người cầm nó hay tiếp xúc với nó trong thời gian nhiều giờ. Nguồn phóng xạ loại này có thể gây chết người, tuy nhiên với xác suất rất thấp, nếu tiếp xúc trong khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần.
- Nguồn loại IV: Nguồn phóng lại loại này có xác suất thấp gây nguy hiểm cho con người. Xác suất thấp là nguồn phóng xạ loại này có thể gây tổn thương lâu dài cho con người. Tuy nhiên, nguồn phóng xạ loại này nếu không được quản lý an toàn và bảo vệ an ninh thì cũng có thể, mặc dù xác suất thấp, gây tổn thương tạm thời cho con người cầm nó hay tiếp xúc với nó trong thời gian nhiều giờ hay ở gần nó trong nhiều tuần.
- Nguồn loại V: Phần lớn là không nguy hiểm cho con người. Không người nào có thể bị tổn thương bởi nguồn phóng xạ loại này.
Nguồn gốc các nguồn phóng xạ và lượng bức xạ theo từng ngành nghề
Phần lớn nguồn bức xạ đến từ tia X và các chất phóng xạ được sử dụng trong y học. Khai thác mỏ, đốt nhiên liệu cũng góp phần thay đổi liều lượng bức xạ trong môi trường. Bụi phóng xạ từ các vụ thử vũ khí hạt nhân, truyền hình và máy báo khói trong quá khứ cũng sử dụng nguồn phóng xạ. Bức xạ được đo bằng đơn vị gọi là millirems hay Rem.
- RAD = Radiation Absorbed Dose (Gray – Gy)
- REM = Roentgen Equivalent Man (Sievert – Sv)
Hệ số (factor)
- X-Ray – ít nguy hai nhất – Factor = 1
- Tia Alpha – nguy hiểm nhất – factor =20
- 1 mSv = 100 mR
Trong danh sách dưới dây, lượng bức xạ hàng năm của các ngành nghề có rủi ro phóng xạ được liệt kê cụ thể như sau:
- Tiếp viên hàng không: 1,000 mR/yr
- Nhân viên nhà máy điện hạt nhân: 700 mR/yr
- Nhân viên nhà ga: 120 mR/yr
- Nhân viên y tế có làm việc với phóng xạ: 70 mR/yr
- Người dùng XRF User <100 mR/yr*
Thông thường, nhân viên XRF sẽ nhận liều phóng xạ <20mR/yr
Những hiệu ứng sinh học tức thời khi toàn thân bị chiếu xạ
Khi con người bị chiếu xạ, tùy vào liều chiếu con người nhận được mà sinh ra các hiệu ứng sinh học và mức độ khác nhau. Sau đây là tóm tắt các hiệu ứng sinh học tức thời khi toàn thân bị chiếu xạ ở các liều khác nhau:
Từ 0 – 0,25 Sv: Không biểu lộ tác hại và không gây ra những ảnh hưởng cho cơ thể.
Đối với liều chiếu bức xạ lên toàn bộ cơ thể vượt quá 0,15 Sv sẽ làm tăng tần số của nhiễm sắc thể được quan sát ở ngoại biên của bạch cầu.
Từ 0,5 – 1 Sv: Có một vài thay đổi thành phần trong máu như sự suy giảm bạch cầu cùng với sự hồi phục muộn.
Hiệu ứng muộn có thể tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn nhưng không gây ra triệu chứng gì cho cơ thể.
Từ 1 – 2 Sv: Gây ra buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt. 10 – 50% người bị chiếu xạ bị nôn mửa trong vòng 24 giờ và nó sẽ xuất hiện khoảng 2 giờ sau khi bị chiếu.
Trong thời gian này, triệu chứng lâm sàn xuất hiện dưới nhiều hình thức nhưng không gây ra sự ốm yếu, tàn tật.
Từ 2 – 4 Sv: Gây ra buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, ăn mất ngon. 10 – 50% người bị chiếu xạ bị nôn mửa trong vòng 2 giờ.
- Chu kì sau đó 2 – 3 tuần nạn nhân có vẻ như đỡ hơn và bình phục trở lại.
- Chu kì nguy kịch tiếp theo là rụng tóc, ăn không ngon, yếu, sôt, viêm miệng, tiêu chảy, chảy máu mũi. Khả năng chết do sự lây nhiễm độc có thể xảy ra trong khoảng dưới 50% các nạn nhân bị chiếu nếu trong vòng 2 tháng không được điều trị thích hợp.
Từ 4 – 6 Sv: Gây ra buồn nôn, sức khỏe yếu, ăn mất ngon, nôn mửa trong vòng 1 giờ với 100% người rơi vào trường hợp này.
- Khoảng ít hơn 10% người bị chiếu bị tiêu chảy nhẹ và sau đó 3 – 8 giờ thì toàn bộ những người bị chiếu đều bị tiêu chảy.
- 50% người bị chiếu nhức đầu trong vòng 4 –24 giờ. 80% trường hợp bị sốt trong vòng 1 – 2 giờ.
- Chu kì sau cùng 1 – 2 tuần tiếp theo bệnh tình diễn biến trầm trọng, sốt, lây nhiễm, 50 – 80% người bị chết trong vòng 2 tháng.
Lớn hơn 8 Sv: Gây ra buồn nôn dữ dội, mệt mỏi và nôn mửa trong vòng 10 phút và tiếp theo là tiêu chảy mà không cần quá trình chuyển tiếp. Tỷ lệ sống sót rất ít và trong vòng 2 tuần có 90 –100% trường hợp bị chết. Đối với những người nhận liều chiếu lớn hơn 15 Sv thì hệ thống dây thần kinh trung ương bị hủy diệt vì các cơ co dãn, không chủ động được và sau đó là sự hôn mê. Trong vòng 2 ngày sẽ chết do máu không truyền được lên não và tim có thể bị vỡ.
Hiệu ứng sinh học muộn
Việc bức xạ ion hóa chiếu vào cơ thể có thể không gây ra hậu quả tức thời nhưng một số hiệu ứng muộn có thể xuất hiện sau một khoảng thời gian dài. Những hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng sinh học muộn, bao gồm:
- Gây vết sẹo cục bộ hoặc phá hủy lớp da bên dưới, bị lở loét hoặc bị ung thư.
- Gây ra đục thủy tinh thể của mắt
- Gây ra ung thư xương do mô xương bị chiếu xạ
- Gây ra ung thư phổi
- Gây ra bệnh thiếu máu do bức xạ phá hủy tuỷ xương
- Gây ra bệnh bạch cầu và tạo ra các khối u, làm giảm tuổi thọ và lão hóa…
Hiệu ứng di truyền
Bức xạ có thể làm hủy hoại gen có trong các tế bào tinh dịch và tế bào trứng. Đây là một dạng hiệu ứng quan trọng kéo dài của liều chiếu bức xạ ở mức thấp. Khi có sự xuất hiện một quá trình thay đổi trong gen của một thành viên mới trong dòng họ thì sự thay đổi di truyền này là cố định và được truyền các thế hệ tiếp theo.
Một điểm quan trọng cần phải thường xuyên ghi nhớ đó là những hiệu ứng di truyền chỉ có ý nghĩa nếu tuyến sinh dục bị chiếu với một liều chiếu xạ do các tế bào tinh dịch và trứng nằm trong tuyến sinh dục. Do đó, một trong những cách để hạn chế bức xạ tạo ra các hiệu ứng di truyền trong dân chúng là hạn chế liều chiếu xạ lên tuyến sinh dục càng ít càng tốt và nếu một ít người này vượt quá tuổi sinh sản thì không có hiệu ứng di truyền nào xuất hiện.
Liều giới hạn cho phép
Theo bảng Phụ lục II của IAEA về an toàn bức xạ ấn phẩm số 115 thì những tiêu chuẩn và những liều giới hạn sau được phép đối với nhân viên làm việc trong ngành liên quan đến bức xạ là:
Liều chiếu nghề nghiệp cho bất cứ người nào làm việc trong các ngành liên quan đến bức xạ không
được vượt quá:
- Liều hiệu dụng 20 mSv trong một năm, lấy trung bình liên tục trong 5 năm.
- Liều hiệu dụng 50 mSv chỉ cho phép trong một năm đơn lẻ bất kì
- Liều tương đương của thủy tinh thể mắt là 150 mSv trên một năm
- Liều tương đương đối với các cẳng chân, tay hoặc da là 500 mSv/năm
Đối với những người mới vào nghề có tuổi từ 16 đến 18 nếu được huấn luyện để làm việc trong các ngành liên quan đến bức xạ và đối với những sinh viên có tuổi từ 16 đến 18 nếu cần phải sử dụng các nguồn bức xạ trong khóa học để phục vụ công việc nghiên cứu thì liều chiếu nghề nghiệp cho phép không vượt quá:
- Liều hiệu dụng 6 mSv trong một năm
- Liều tương đương của thủy tinh thể mắt là 50 mSv/năm
- Liều tương đương đối với các cẳng chân, tay hoặc da là 150 mSv/năm
Với nhân viên XRF khi sử dụng đúng cách, liều phải chịu thấp hơn rất nhiều so với liều giới hạn. Lấy ví dụ về cường độ bức xạ tại nút cò của thiết bị XRF.
0.1 mREM/hr X 10 hr/day = 1.0 mREM/day X 250 days/year = 250 mREM/year
So với giới hạn cho phép là 50 mSv, thì nếu dùng liên tục thiết bị trong cả năm, người sử dụng chỉ chịu ở mức 0.5% giới hạn cho phép.
Liều kế cá nhân
Tất cả những nhân viên làm việc với các nguồn chụp ảnh bức xạ cần phải mang thường xuyên những liều kế cá nhân thích hợp trong quá trình thực hiện chụp ảnh bức xạ. Liều kế phim đeo cần phải được mang trên ngực. Ngoài ra, tùy vào quá trình làm việc mà nhân viên chụp ảnh bức xạ cũng mang một liều kế ở cổ tay. Liều kế phim đeo thường được sử dụng trong một khoảng thời gian là bốn tuần sau đó phải được thay thế. Liều kế phim đeo đã sử dụng được đưa đi xử lý tráng rửa và đánh giá liều mà người mang đã nhận.
Liều kế phim đeo cần phải được cất giữa trong những vùng không có bức xạ khi không sử dụng và không bao giờ được mang về nhà. Bất cứ một quá trình chiếu xạ bất ngờ nào hoặc quá trình gây hư hại liều kế phim đeo do cất giữ không cẩn thận cần phải báo cáo ngay cho nhân viên an toàn thường trực.
Máy đo liều bức xạ
Khi sử dụng máy đo liều bức xạ cần phải được kiểm tra chặt chẽ theo những điều trình bày sau đây:
- Khả năng đáp ứng của thiết bị phải thích hợp với loại bức xạ nào đó.
- Chỉ được sử dụng những thiết bị đã được chuẩn định mà giấy chứng nhận quá trình chuẩn định cho những thiết bị này phải được đưa ra bởi một chuyên gia có trình độ.
- Thiết bị phải đáp ứng được dải đo thích hợp sao cho chúng có thể đo được suất liều chiếu nằm trong khoảng từ 2 mR/h đến 1 R/h sai số nằm trong khoảng ±20% cường độ bức xạ thực.
- Điều quan trọng nhất cần phải ghi nhớ đó là đảm bảo rằng pin được sử dụng trong thiết bị là còn làm việc tốt.
Những tín hiệu cảnh báo bức xạ
Những tín hiệu cảnh báo bức xạ được sử dụng để báo cho những người làm việc xung quanh vùng có bức xạ biết có sự hiện diện của bức xạ phải là dạng đèn báo hoặc những tín hiệu có thể nghe thấy được hoặc là cả hai. Đèn báo hoặc những tín hiệu có thể nghe thấy được phải làm sao có thể phân biệt được những tình huống sau đây:
- Khi một nguồn bức xạ kín sắp sửa đem ra để chiếu chụp hoặc khi một máy phát bức xạ tia X sắp sửa hoạt động.
- Trong khi một nguồn bức xạ kín đang thực hiện chiếu chụp hoặc một máy phát bức xạ tia X đang hoạt động.
Bảng cảnh báo bức xạ
Bảng cảnh báo bức xạ phải có kích thước thích hợp và cùng với những ký hiệu bức xạ thích hợp mới có giá trị. Những dấu cảnh báo bức xạ này được sử dụng để cho biết và chỉ rõ những vùng có bức xạ được giới hạn. Tên, địa chỉ và số điện thoại của người quản lý trên hiện trường được đề nghị là phải đặt trên mỗi dấu cảnh báo bức xạ.
Nguyên lý ALARA trong an toàn phóng xạ
ALARA – As Low As Reasonably Achievable
Khi sử dụng thiết bị liên quan tới phóng xạ, luôn lưu ý áp dụng ALARA.
- Không đặt ngón tay hoặc bất kỳ bộ phận cơ thể nào khác trước ống phóng (trong hoặc ngoài thiết bị).
- Xác định rằng không có ai khác đứng trong vòng 3 bước chân khi thiết bị đang hoạt động mà không có vật che chắn.
- KHÔNG vận hành các thiết bị khi không đạt các điều kiện về an toàn.
- Luôn sử dụng vật che chắn khi ở gần các thiết bị hoặc nguồn phóng xạ.
- Luôn cảnh giác.
Video
Danh mục thông tư và tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến an toàn phóng xạ
TIÊU CHUẨN | GHI CHÚ |
---|---|
TCVN 4397-87 - Quy phạm an toàn bức xạ ion hoá - Số trang: 76tr | Còn hiệu lực |
TCVN 4498:1988 - Phương tiện bảo vệ tập thể chống bức xạ ion hóa. Yêu cầu kỹ thuật - Số trang: 9tr | Còn hiệu lực Chấp nhận một phần: TCVN 3114-85, TCVN 4397-87, TCVN 3144-79 |
TCVN 4985-89 - Quy phạm vận chuyển an toàn chất phóng xạ - Số trang: 52tr | Còn hiệu lực Chấp nhận một phần: TCVN 4397-87 |
TCVN 5134-90 - An toàn bức xạ. Thuật ngữ và định nghĩa - Pages: 21tr | Đã hủy Thay bằng: TCVN 7885-1:2008 |
TCVN 6053:1995 - Chất lượng nước. Đo tổng độ phóng xạ anpha trong nước không mặn. Phương pháp nguồn dày - Số trang: 19Tr | Đã hủy Thay bằng: TCVN 6053:2011 Tương đương: ISO 9696:1992 Chấp nhận một phần: ISO 5993:1995, ISO 5667/1:1980, ISO 5992:1995 |
TCVN 6219:1995 - Chất lượng nước. Đo tổng độ phóng xạ beta trong nước không mặn - Số trang: 18Tr | Đã hủy Thay bằng: TCVN 6219:2011 Tương đương: ISO 9697:1992 Chấp nhận một phần: TCVN 5992-1995, ISO 5567/1:1980, ISO 9964/1:1993, TCVN 5993-1995 |
TCVN 6561:1999 - An toàn bức xạ ion hoá tại các cơ sở X quang y tế - Số trang: 12Tr | Còn hiệu lực |
TCVN 6853:2001 - An toàn bức xạ. Nguồn phóng xạ kín. Yêu cầu chung và phân loại - Số trang: 26tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 2919:1999 Chấp nhận một phần: TCVN ISO 9000:2000, ISO 9978:1992, TCVN ISO 9001:2000, ISO 361:1975 |
TCVN 6854:2001 - An toàn bức xạ. Tẩy xạ cho các bề mặt bị nhiễm xạ. Phương pháp thử nghiệm và đánh giá tính dễ tẩy xạ - Số trang: 29tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 8690:1988 Chấp nhận một phần: ISO 2009, ISO 4762, ISO 273, ISO 15, ISO 683-13, ISO 2010 |
TCVN 6866:2001 - An toàn bức xạ. Giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ và dân chúng - Số trang: 10tr | Còn hiệu lực |
TCVN 6867-1:2001 - An toàn bức xạ. Vận chuyển an toàn chất phóng xạ. Phần 1: Quy định chung - Số trang: 30Tr | Còn hiệu lực Thay thế: TCVN 4985:1989 (Phần: Vận chuyển an toàn chất phóng xạ) |
TCVN 6868:2001 - An toàn bức xạ. Quản lý chất thải phóng xạ. Phân loại chất thải phóng xạ - Số trang: 10tr | Còn hiệu lực Chấp nhận một phần: TCVN 6870:2001 |
TCVN 6869:2001 - An toàn bức xạ. Chiếu xạ y tế. Quy định chung - Số trang: 19tr | Còn hiệu lực Chấp nhận một phần: TCVN 6561:1999 |
TCVN 6870:2001 - An toàn bức xạ. Miễn trừ khai báo, đăng ký và xin giấy phép an toàn bức xạ - Số trang: 14tr | Còn hiệu lực |
TCVN 6892:2001 - An toàn bức xạ. Bức xạ Gamma và tia X. Liều kế bỏ túi kiểu tụ điệnđọc gián tiếp hoặc trực tiếp - Số trang: 22tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 11934:1997 Chấp nhận một phần: ISO 8529-3, VIM:1993, ISO 9227:1990, ISO 6980:1996 |
TCVN 7077:2002 - An toàn bức xạ. Liều kế phim dùng cho cá nhân - Số trang: 36Tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 1757:1996 Chấp nhận một phần: ISO 6980, IEC 846, ISO 921, ISO 5-3:1995, ISO 5-1:1984, ISO 5-2:1991, ISO 5-4:1995, ISO 4037-1, ISO 4037-2 |
TCVN 7078-1:2002 - An toàn bức xạ. Đánh giá nhiễm xạ bề mặt. Phần 1: Nguồn phát bêta (năng lượng bêta cực đại lớn hơn 0,15 MeV) và nguồn phát anpha - Số trang: 21Tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 7503-1:1988 Chấp nhận một phần: ISO 8769, IEC publication 325 |
TCVN 7078-2:2007 - An toàn bức xạ. Đánh giá nhiễm xạ bề mặt. Phần 2: Nhiễm xạ triti trên bề mặt - Số trang: 12tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 07503-2:1988 |
TCVN 7173:2002 - An toàn bức xạ. Tẩy xạ các bề mặt bị nhiễm xạ. Thử nghiệm các tác nhân tẩy xạ cho vải - Số trang: 25Tr | Còn hiệu lực Tương đương:ISO 9271:1992 Chấp nhận một phần: ISO 2009:1983, ISO 2174:1990, ISO 6330:1984, ISO 15:1981, ISO 4762:1989, ISO 273:1979, TCVN 7154:2002, ISO 2010:1983, ISO 1302:1978, ISO 2267:1986 |
TCVN 7174:2002 - Năng lượng hạt nhân. An toàn bức xạ. Liều kế nhiệt phát quang dùng cho cá nhân để đo liều bức xạ các đầu chi và mắt - Số trang: 24Tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 12794:2000 Chấp nhận một phần: TCVN 6398-1:1998, ISO 4037-3:1999, ISO 6980 |
TCVN 7442:2004 - An toàn bức xạ. Chất phóng xạ hở. Xác định và chứng nhận - Số trang: 7tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 3925:1978 Chấp nhận một phần: ISO 361, ISO 921 |
TCVN 7443:2004 - An toàn bức xạ. Nguồn phóng xạ kín. Phương pháp thử nghiệm rò rỉ - Số trang: 20tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 9978:1992 Chấp nhận một phần: TCVN 6853:2001 |
TCVN 7468:2005 - An toàn bức xạ. Dấu hiệu cơ bản về bức xạ ion hoá - Số trang: 7tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 00361:1975 |
TCVN 7469:2005 - An toàn bức xạ. Đo hoạt độ vật liệu rắn được coi như chất thải không phóng xạ để tái chế, tái sử dụng hoặc chôn cất - Số trang: 27tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 11932:1996 Chấp nhận một phần: TCVN 7078-1:2002, ISO 6980:1984, ISO 4037:1979 |
TCVN 7840:2007 - Vật liệu phóng xạ. Bao bì. Thử nghiệm rò rỉ chất phóng xạ và rò rỉ bức xạ - Số trang: 11tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 02885:1976 |
TCVN 7885-1:2008 - An toàn bức xạ. Thuật ngữ và định nghĩa. Phần 1: Các thuật ngữ xếp theo thứ tự chữ cái trong tiếng anh từ A đến E - Số trang: 171tr | Còn hiệu lực Tương đương: Tài liệu chú giải thuật ngữ an toàn của IAEA |
TCVN 7941:2008 - Máy đo hạt nhân. Máy đo được thiết kế để lắp đặt cố định - Số trang: 27tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 7205:1986 |
TCVN 7942-1:2008 - An toàn bức xạ. Bức xạ chuẩn tia X và gamma hiệu chuẩn liều kế và máy đo suất liều và xác định đáp ứng của thiết bị theo năng lượng photon. Phần 1: Đặc tính bức xạ và phương pháp tạo ra bức xạ - Số trang: 50tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 4037-1:1996 |
TCVN 7942-2:2008 - An toàn bức xạ. Bức xạ chuẩn tia X và gamma hiệu chuẩn liều kế và máy đo suất liều và xác định đáp ứng của thiết bị theo năng lượng photon. Phần 2: Đo liều trong bảo vệ bức xạ cho dải năng lượng từ 8 KeV đến 1,3 MeV và và từ 4 MeV đến 9 MeV - Số trang: 39tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 4037-2:1997 Chấp nhận một phần: TCVN 7942-1:2008, ISO 4037-3:1999 |
TCVN 7943:2008 - An toàn bức xạ. Thiết bị dùng trong chụp ảnh gamma công nghiệp. Quy định kỹ thuật đối với tính năng, thiết kế và các phép thử nghiệm - Số trang: 41tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 3999:2004 |
TCVN 7944:2008 - An toàn bức xạ. Các nguyên tắc chung về lấy mẫu chất phóng xạ trong không khí - Số trang: 55tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 2889:1975 |
TCVN 7945-1:2008 - An toàn bức xạ. Tủ cách ly. Phần 1: Nguyên tắc thiết kế - Số trang: 36tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 10648-1:1997 |
TCVN 7945-2:2008 - An toàn bức xạ. Tủ cách ly. Phần 2: Phân loại theo độ kín và các phương pháp kiểm tra - Số trang: 29tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 10648-2:1994 |
TCVN 8289:2009 - An toàn bức xạ. Thiết bị chiếu xạ công nghiệp sử dụng nguồn đồng vị gamma. Yêu cầu chung - Số trang: 20tr | Còn hiệu lực Chấp nhận một phần: TCVN 6867:2001, TCVN 6853:2001, TCVN 6369:1998, TCVN 7443:2004 |
TCVN 8663:2011 - An toàn bức xạ. Cảnh báo bức xạ ion hóa. Dấu hiệu bổ sung. - Pages: 14tr | Còn hiệu lực Tương đương: ISO 21482:2007 |
Thông tư số 05/2020/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về an toàn hạt nhân đối với cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu | 05/2020/TT-BKHCN |
Thông tư 22/2019/TT-BKHCN ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị X - quang chụp vú và thiết bị xạ trị áp sát nạp nguồn sau bằng điều khiển từ xa dùng trong y tế | 22/2019/TT-BKHCN |
Thông tư 01/2019/TT-BKHCN ngày 30/5/2019 quy định về đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ | 01/2019/TT-BKHCN |
Thông tư 14/2018/TT-BKHCN ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị X-quang dùng trong y tế | 14/2018/TT-BKHCN |
Thông tư 13/2018/TT-BKHCN ngày 05/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế | 13/2018/TT-BKHCN |
Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với máy gia tốc tuyến tính dùng trong xạ trị, quy định về hiệu lực thông tư, trách nhiệm thi hành đối với các cơ quan liên quan và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ban hành kèm theo thông tư gồm các nội dung về quy định kỹ thuật; quy định về quản lý; quy định trách nhiệm; tổ chức thực hiện. | 15/2017/TT-BKHCN |
Thông tư Quy định ngưng hiệu lực một phần Thông tư số 13/2015/TT-BKHCN ngày 21 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ | 05/2017/TT-BKHCN |
Thông tư Quy định nội dung Báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân | 10/2016/TT-BKHCN |
Về việc tăng cường công tác quản lý an toàn, an ninh nguồn phóng xạ | 4050/CT-BKHCN |
Thông tư quy định về việc cấp Giấy đăng ký và cấp Chứng chỉ hành nghề đối với một số hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử | 06/2016/TT-BKHCN |
Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị chụp cắt lớp vi tính dùng trong y tế | 02/2016/TT-BKHCN |
Thông tư Quy định về thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ | 04/2016/TT-BKHCN |
Thông tư 28/2015/TT-BKHCN Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị chụp X-quang tổng hợp dùng trong y tế | 28/2015/TT-BKHCN |
Thông tư 13/2015/TT-BKHCN ngày 21/7/2015 về việc Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ. | 13/2015/TT-BKHCN |
Thông tư quy định về phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân. | TT12/2015/TT-BKHCN |
Thông tư số: 34/2014/TT-BKHCN Quy định về đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn và hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ | 34/2014/TT-BKHCN |