Lựa chọn giữa Siêu âm đo chiều dày và Resonance khi kiểm tra vật liệu Composite?

Vật liệu composite sẽ bao gồm 3 loại chính. Fiberglass (Vật liệu composite dạng sợi thô), Carbon fiber nhiều lớp (vật liệu composite dạng carbon nhiều lớp) và vật liệu composite dạng cấu trúc tổ ong.

Với vật liệu Composite cấu trúc tổ ong và muốn kiểm tra liên kết skin-to-core ở cả hai mặt, phương pháp duy nhất là sử dụng MIA hay Pitch-Catch (RF hoặc IMPULSE), do vậy thiết bị phù hợp có thể là BondMaster hoặc OmniScan ECA với phụ kiện Bond Testing hay mapping.

Trường hợp vật liệu Composite dạng FiberGlass, thông thường cấu trúc tương đối thô, vật liệu dày, khi đó có thể sử dụng đầu dò chùm tia thẳng tần số thấp (2.25 MHz, 1 MHz, và thường là 500 KHz)) thường được sử dụng để kiểm tra sợi thủy tinh do mức độ tán xạ âm thanh cao. Thường có thể kiểm tra vật liệu có độ dày 75 mm (3 “) và lớn hơn.

Trường hợp vật liệu dạng Carbon Fiber không quá mỏng và muốn đo chiều dày chính xác của vật liệu, thông thường các vật liệu tổng hợp sợi carbon thường truyền âm thanh dễ hơn và do đó chúng có thể được kiểm tra ở tần số 5 MHz để tìm các khuyết tật laminar gần mặt trước và mặt sau.

Nói chung, độ dày của hầu hết các ứng dụng vật liệu composite trong phạm vi 0,050 in đến 0,750 in (1,25 đến 20 mm) có thể được đo bằng đầu dò siêu âm đo chiều dày thông thường, M106 tần số 2,25 MHz. Vật liệu mỏng hơn 0,125 in (3 mm), các đầu dò trễ như M202 có thể được sử dụng.

Vật liệu Carbon fiber thường có kết cấu nhiều lớp rất mỏng dính với nhau. Trường hợp không quan tâm nhiều đến chiều dày chính xác và chỉ cần tìm kiếm tách lớp giữa các lớp mỏng, có thể sử dụng thiết bị Bond Master với đầu dò Resonance.

Đầu dò Resonance hay đầu dò cộng hưởng âm do không có vùng chết nên có thể tìm kiểm tách lớp ở các vật liệu mỏng 1-2 ply (lớp) mà đầu dò siêu âm thông thường khó thực hiện được.

Để lại một bình luận

This site uses User Verification plugin to reduce spam. See how your comment data is processed.