Tra cứu thuật ngữ Kiểm tra không phá hủy
There are currently 90 Thuật ngữ kiểm tra không phá hủy in this directory
Alternating current (AC)
Dòng điện xoay chiều (AC): Là loại dòng điện đổi chiều theo chu kỳ và hay được sử dụng để phát hiện các khuyết tật trên bề mặt.
Ăn mòn dưới ứng suất
Stress corrosion cracking; SCC; Sự kết hợp giữa ứng suất cơ học và ăn mòn điện hóa tạo nên các vết nứt trên kim loại.
API
American Petrolium Institute. Viện dầu mỏ Hoa Kỳ; Hệ thống tiêu chuẩn áp dụng cho chế tạo téc chứa, bồn chứa, đường ống dẫn dầu.
ASME
American Society of Mechanical Engineers; Hiệp hội Kỹ sư Cơ khí Hoa Kỳ; Hệ thống tiêu chuẩn áp dụng cho chế tạo nồi hơi và bình, bồn áp lực.
Autoignition temperature of a liquid
Nhiệt độ tự cháy của chất lỏng: Nhiệt độ thấp nhất mà hơi từ chất lỏng sẽ bốc cháy ngay cả khi không có nguồn đánh lửa.
Background
Nền: Bề mặt của chi tiết dang được kiểm tra/thử nghiệm mà chỉ thị hiện bên trên. Nó có thể là bề mặt tự nhiên của mẫu thử nghiệm hoặc lớp phủ của Chất hiện trên bề mặt.
Batch inspection certificates
Chứng chỉ kiểm tra theo lô: Kết quả kiểm tra chất lượng theo lô hàng, bao gồm cả tỷ lệ mẫu được công bố và vận chuyển cùng với tất cả các sản phẩm hóa chất.
Batch number
Số lô: Mỗi lô sản phẩm hóa chất sản xuất ra đều mang một Số lô duy nhất nằm trên các hộp/bình và trên nhãn của gói thành phẩm.
- Đối với các sản phẩm số lượng lớn, số lô có thể cho biết năm sản xuất và các thông tin khác liên quan đến nguồn gốc sản phẩm.
Batch testing
Kiểm tra hàng loạt: Các sản phẩm hóa chất MT và PT thường được kiểm tra tại thời điểm sản xuất và kiểm tra Điểm chớp cháy, độ nhớt và độ sáng huỳnh quang theo từng lô hàng trước khi xuất xưởng.
Best before end (BBE) date
Sử dụng tốt nhất trước ngày (BBE): Trên nhãn sản phẩm số lượng lớn và nhãn bình xịt MT, PT, ngày này đề cập đến thời hạn sử dụng của sản phẩm khi chưa được mở.
Bleedout
Chảy loang: Hành động của Chất thẩm thấu thấm ra từ bất liên tục và tạo thành các chỉ thị có thể quan sát được.
BS EN 12668-1
Tiêu chuẩn Châu Âu này mô tả các phương pháp và tiêu chí chấp nhận để xác minh hiệu suất hoạt động của thiết bị kiểm tra siêu âm (kết hợp giữa thiết bị và đầu dò được định nghĩa trong EN 12668-1 và EN 12668-2) bằng cách sử dụng các khối hiệu chuẩn phù hợp. Các phương pháp này không nhằm mục đích chứng minh sự phù hợp của thiết bị cho các ứng dụng cụ thể mà là phương pháp kiểm tra thiết bị phù hợp để sử dụng trong điều kiện thực tế. Phương pháp chỉ áp dụng cho thiết bị siêu âm xung-vọng sử dụng hiển thị A-Scan, với các yêu cầu về bộ khuếch đại được hiệu chỉnh theo các bước không lớn hơn 2 dB và chủ yếu được sử dụng trong thử nghiệm siêu âm tiếp xúc trực tiếp. Những phương pháp này được dành riêng cho thử nghiệm thiết bị kiểm tra siêu âm thủ công.
Chỉ thị hạn chế các chất độ hại RoHS 2
Chỉ thị hạn chế các chất độc hại EU RoHS 2 dẫn tới 2011/65/EU các chỉ dẫn bổ xung về việc hạn chế các chất độc hại trong thiết bị điện tử (EEE). Chỉ thị này thay thế chỉ dẫn EU RoHS directive 2002/95/EC (RoHS 1) trước đó và có hiệu lực vào 21 tháng 7 2011.
Giống như RoHS 1, RoHS 2 hạn chế các chất độc (chì, thủy ngân, cadmium, hexavalent chromium, polybrominated biphenyls, polybrominated diphenyl ethers) trong các thiết bị điện tử (EEE). So với RoHS 1, RoHS 2 không chỉ mở rộng các sản phẩm cần tuân thủ, mà còn đưa ra các giới hạn mới cho các công ty sản xuất EEE khi cần gán nhãn CE.
Chỉ thị hạn chế các chất độc hại RoHS
RoHS; Restriction Of Hazardous Substances; là tên viết tắt của Restriction Of Hazardous Substances, được dịch là Sự hạn chế các chất độc hại. Chỉ thị RoHS (2002/95/EC) được Liên minh châu Âu thông qua vào tháng 2 năm 2003 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2006, và được yêu cầu để được thi hành và trở thành luật ở mỗi nước thành viên.
Chỉ thị này hạn chế việc sử dụng sáu chất độc hại trong sản xuất các loại thiết bị điện và điện tử. Nó liên quan chặt chẽ với Chỉ thị về thiết bị điện và điện tử thải loại 2002/96/EC (WEEE) đặt ra các mục tiêu cho việc thu hồi, tái chế đối với hàng hóa điện và là một phần của một sáng kiến lập pháp để giải quyết vấn đề một lượng lớn độc hại chất thải điện tử. RoHS thường được đánh vần hay phát âm là /rɒs/, /rɒʃ/, /roʊz/, /roʊhɒz/.
Cơ học đứt gãy
Cơ học Fracture; Cơ học đứt gãy; Fracture mechanics;
Lĩnh vực cơ học liên quan đến nghiên cứu về sự lan truyền của vết nứt trong vật liệu. Nó sử dụng các phương pháp phân tích cơ học vật liệu để tính toán lực truyền động tới vết nứt và các phương pháp thí nghiệm với cơ học chất rắn để mô tả khả năng chống nứt gãy của vật liệu.
Trong khoa học vật liệu hiện đại, cơ học đứt gãy là một công cụ quan trọng được sử dụng để cải thiện hiệu suất của các thành phần cơ khí. Nó áp dụng ứng suất vật liệu và ứng suất biến dạng của vật liệu, đặc biệt là các lý thuyết về tính đàn hồi và độ dẻo, đối với các khuyết tật tinh thể siêu nhỏ có trong vật liệu thực để dự đoán hành vi cơ học của các vật thể. Fractography được sử dụng rộng rãi với cơ học gãy để hiểu nguyên nhân của các hư hại và cũng như dự đoán các hư hại có thể xảy ra theo lý thuyết so với thực tế. Dự đoán về sự tăng trưởng vết nứt là cốt lõi của thiết kế cơ khí chịu lỗi.
Coin shot
Nạp từ sử dụng cuộn dây: Tạo ra từ trường dọc trong chi tiết cần kiểm tra khi dòng điện từ hóa chạy qua cuộn dây (coin).
Couplant
Chất tiếp âm: Chất lỏng được sử dụng giữa đầu dò siêu âm và bề mặt kiểm tra để tăng khả năng truyền năng lượng siêu âm vào vật liệu thử nghiệm.
CP 189
Tiêu chuẩn về Bằng cấp và chứng chỉ của Hiệp hội Kiểm tra không phá hủy Hoa Kỳ cho nhân viên NDT
Defect
Khuyết tật: Vật liệu hoặc thành phần không đáp ứng các tiêu chí chấp nhận được chỉ định và có thể bị loại bỏ. Tham khảo thêm thuật ngữ kiểm tra mối hàn.
Demagnetization
Khử từ: Một quá trình mà qua đó từ tính được loại bỏ khỏi bộ phận thử nghiệm đã được từ hóa. Thường gặp trong kiểm tra MT.
Developer
Chất hiện: Hóa chất được áp dụng cho bề mặt thử nghiệm để đẩy nhanh quá trình Chảy loang và tăng cường độ tương phản của các chỉ thị từ bất liên tục.
Theo AMS 2644, các phân loại chính của Chất hiện như sau:
Theo AMS 2644, các phân loại chính của Chất hiện như sau:
- Form A - Chất hiện dạng bột khô
- Form B - Chất hiện hòa tan trong nước
- Form C - Chất hiện kết tủa trong nước
- Form D - Chất hiện ướt không chứa nước sử dụng cho Chất thẩm thấu huỳnh quang
- Form E - Chất hiện ướt không chứa nước sử dụng cho cho các Chất thẩm thấu khả kiến
Developing Time
Thời gian phát triển: Khoảng thời gian từ khi áp dụng chất thẩm thấu cho tới khi bắt đầu kiểm tra bề mặt.
Direct current (DC)
Dòng điện một chiều (DC): Dòng điện chỉ chạy theo một hướng và thường được sử dụng để phát hiện các khuyết tật dưới bề mặt.
Discontinuity
Bất liên tục: Sự gián đoạn trong cấu trúc vật lý của vật liệu. Tham khảo thêm thuật ngữ kiểm tra không phá hủy mối hàn.
Dry powder developers
Thuốc hiện dạng bột khô: Thường được coi là ít nhạy nhất. Tuy nhiên có ưu điểm là rất dễ sử dụng và không tốn kém.
Dwell time
Thời gian chờ: Tổng thời gian mà chất thẩm thấu hoặc chất nhũ tương hóa tiếp xúc với bề mặt cần thử nghiệm, bao gồm thời gian cần thiết để áp dụng chất thẩm thấu và thời gian để ráo.
Đánh giá tới hạn chuyên gia
Engineering Critical Assessment; ECA;
Kỹ thuật đánh giá tới hạn chuyên gia (ECA) là một quy trình theo đó có thể xác định được sự an toàn của kết cấu hàn khi có khuyết tật hoặc bất liên tục. ECA sử dụng các tính chất vật liệu và ứng suất dự kiến để xác định tiêu chí chấp nhận cho bất liên tục nhưng vẫn đảm bảo rằng các mối hàn sẽ không bị phát sinh sự cố trong suốt quá trình xây dựng hoặc phục vụ của kết cấu hàn. Đánh giá tới hạn chuyên gia có thể được sử dụng trong quá trình thiết kế, trước khi kết cấu được đưa vào sử dụng, hoặc trong quá trình kiểm tra tại chỗ, để xác định xem một mối hàn nhất định có cần sửa chữa hay không. ECA được sử dụng trong các ngành công nghiệp năng lượng, sản xuất và cơ sở hạ tầng và dựa nhiều vào các Cơ chế gãy/cơ chế phát sinh hư hại, và sự cải tiến so với các phương pháp bảo đảm chất lượng mối hàn truyền thống, có thể lỏng lẻo hoặc bảo thủ quá mức.
EDXRF
Energy Dispersive X-Ray Fluorescence; ED XRF; Huỳnh quang phân tán năng lượng tia X
Huỳnh quang phân tán năng lượng tia X (EDXRF) là một trong hai loại kỹ thuật huỳnh quang tia X chung được sử dụng cho các ứng dụng phân tích nguyên tố. Trong máy quang phổ EDXRF, tất cả các nguyên tố trong mẫu được kích thích đồng thời, và máy dò phân tán năng lượng kết hợp với máy phân tích đa kênh được sử dụng để thu đồng thời bức xạ huỳnh quang phát ra từ mẫu và sau đó tách các nguồn năng lượng khác nhau của bức xạ đặc trưng từ mỗi nguyên tố khác nhau trong mẫu. Độ phân giải của các hệ thống EDXRF phụ thuộc vào detector, và thường dao động từ 150 eV - 600 eV. Ưu điểm chính của các hệ thống EDXRF là tính đơn giản, hoạt động nhanh, không có các bộ phận chuyển động và sử dụng hiệu quả nguồn bức xạ.
Huỳnh quang phân tán năng lượng tia X (EDXRF) là một trong hai loại kỹ thuật huỳnh quang tia X chung được sử dụng cho các ứng dụng phân tích nguyên tố. Trong máy quang phổ EDXRF, tất cả các nguyên tố trong mẫu được kích thích đồng thời, và máy dò phân tán năng lượng kết hợp với máy phân tích đa kênh được sử dụng để thu đồng thời bức xạ huỳnh quang phát ra từ mẫu và sau đó tách các nguồn năng lượng khác nhau của bức xạ đặc trưng từ mỗi nguyên tố khác nhau trong mẫu. Độ phân giải của các hệ thống EDXRF phụ thuộc vào detector, và thường dao động từ 150 eV - 600 eV. Ưu điểm chính của các hệ thống EDXRF là tính đơn giản, hoạt động nhanh, không có các bộ phận chuyển động và sử dụng hiệu quả nguồn bức xạ.
Electromagnetic fields (EMFs)
Trường điện từ (EMFs): Điện trường tĩnh, từ trường tĩnh và điện trường, từ trường và sóng điện từ (sóng vô tuyến) biến thiên theo thời gian với tần số lên đến 300 GHz. EMF được sản sinh khi một bộ phận của thiết bị điện hoặc điện tử được sử dụng.
Emulsifiers
Chất nhũ tương hóa: Hóa chất thẩm thấu mà việc loại bỏ chất thẩm thấu dư thừa hậu nhũ tương hóa trên bề mặt vật liệu cần kiểm tra có thể sử dụng bằng nước. Thời gian nhũ tương hóa và rửa sạch thích hợp cho phép loại bỏ chất thẩm thấu bề mặt dư thừa trong khi chất thẩm thấu trong bất liên tục sẽ không bị loại bỏ.
EN 1711
EN 1711; BS EN 1711:2000
Tiêu chuẩn kiểm tra không phá hủy mối hàn sử dụng dòng điện xoáy có sử dụng phân tích mặt phẳng trở kháng.
Tiêu chuẩn kiểm tra không phá hủy mối hàn sử dụng dòng điện xoáy có sử dụng phân tích mặt phẳng trở kháng.
Ferromagnetic material
Vật liệu sắt từ: Các vật liệu như sắt, niken và coban bị nam châm hút mạnh và có thể dễ dàng bị nhiễm từ. Tham khảo thêm vật liệu nghịch từ và thuận từ.
Ferrous metal
Kim loại đen: Là kim loại có thành phần hóa học chủ yếu là sắt. Ví dụ về kim loại đen bao gồm thép cacbon, thép không gỉ, gang và thép hợp kim.
Fire point of a liquid
Điểm cháy của chất lỏng: Nhiệt độ thấp nhất mà tại đó hơi sẽ tiếp tục cháy sau khi được đánh lửa và nguồn gây cháy đã được loại bỏ. Điểm cháy sẽ cao hơn Điểm chớp cháy vì tại điểm chớp cháy, hơi có thể ngừng cháy sau khi loại bỏ nguồn đánh lửa.
Flash point of a liquid
Điểm chớp cháy của chất lỏng: Nhiệt độ thấp nhất mà hơi từ chất lỏng sẽ bốc cháy khi có nguồn gây cháy, chẳng hạn như ngọn lửa, tia lửa hoặc phóng điện.
- Điểm chớp cháy của chất lỏng dễ cháy: 21°C đến 55°C
- Điểm chớp cháy của chất lỏng rất dễ cháy: Dưới 21°C nhưng không được phân loại là cực kỳ dễ cháy
- Điểm chớp cháy của chất lỏng cực kỳ dễ cháy: Dưới 0°C và điểm sôi hoặc điểm sôi ban đầu nhỏ hơn hoặc bằng 35°C
Fluorescent dye penetrant
Chất thấm thuốc nhuộm huỳnh quang: Là chất lỏng có độ thẩm thấu cao và phát ra huỳnh quang dưới ánh sáng đen để phát hiện các khuyết tật bề mặt trên các bộ phận thử nghiệm.
FMC
Full Matrix Capture; FMC; Kỹ thuật thu phát mảng toàn phần
FMC là kỹ thuật thu thập và xử lý dữ liệu sử dụng đầu dò siêu âm mảng trong đó mỗi biến tử trong mảng đầu dò đều được sử dụng để làm bộ phát tín hiệu, trong khi đó, tất cả các biến tử cũng sẽ được dùng để thu nhận tín hiệu cho mỗi xung tín hiệu phát đi.
Gang cầu
ductile iron; gang dẻo; Gang cầu còn được gọi là gang bền cao có than chì ở dạng cầu nhờ biến tính gang xám lỏng bằng các nguyên tố Mg, Ce và các nguyên tố đất hiếm. Gang cầu là loại gang có độ bền cao nhất trong các loại gang do graphit ở dạng cầu tròn, bề ngoài cũng có màu xám tối như gang xám. Nên khi nhìn bề ngoài không thể phân biệt hai loại gang này.
HAZ
Vùng ảnh hưởng nhiệt; Heat Affected Zone;
Vùng vật liệu đã trải qua những thay đổi về cấu trúc vi mô và tính chất cơ học do tiếp xúc với nhiệt độ cao trong quá trình hàn, cắt hoặc các quá trình gia công sử dụng nhiệt khác. HAZ nằm liền kề với mối hàn hoặc vùng chịu ảnh hưởng nhiệt và có thể có các đặc tính khác so với kim loại cơ bản.
Vùng vật liệu đã trải qua những thay đổi về cấu trúc vi mô và tính chất cơ học do tiếp xúc với nhiệt độ cao trong quá trình hàn, cắt hoặc các quá trình gia công sử dụng nhiệt khác. HAZ nằm liền kề với mối hàn hoặc vùng chịu ảnh hưởng nhiệt và có thể có các đặc tính khác so với kim loại cơ bản.
Head shot
Nạp từ hai đầu: Tạo ra từ trường trên bộ phận cần thử nghiệm từ tính khi nó được kẹp giữa hai miếng đệm tiếp xúc điện.
HHXRF
Thiết bị phân tích huỳnh quang tia X cầm tay; Handheld XRF
XRF là từ viết tắt của phát xạ huỳnh quang tia X, một quá trình mà nhờ đó các electron bị kích thích di chuyển ra ngoài vị trí quỹ đạo nguyên tử của chúng, giải phóng một chùm năng lượng đặc trưng của từng nguyên tố cụ thể. Sự giải phóng năng lượng này sau đó được thu nhận bởi máy dò XRF sau đó phân loại năng lượng đặc trưng của từng nguyên tố.
Thiết bị phân tích huỳnh quang tia X cầm tay kết hợp khả năng phân tích nguyên tố nhanh, không phá hủy với các thư viện phần mềm theo từng lĩnh vực để đưa ra kết quả chính xác và kịp thời, các ứng dụng bao gồm kiểm tra thiết bị Điện tử phân tích dầu nhờn, phân tích môi trường, Khoa học hình sự, Địa chất, Khảo cổ học, Dược phẩm, Xác định chất gây ô nhiễm, RoHS, Đo độ dày đa lớp mạ, lớp phủ, Phân tích thành phần kim loại, kim loại quý (vàng, bạc…) và nhận diện nhanh hợp kim.
XRF là từ viết tắt của phát xạ huỳnh quang tia X, một quá trình mà nhờ đó các electron bị kích thích di chuyển ra ngoài vị trí quỹ đạo nguyên tử của chúng, giải phóng một chùm năng lượng đặc trưng của từng nguyên tố cụ thể. Sự giải phóng năng lượng này sau đó được thu nhận bởi máy dò XRF sau đó phân loại năng lượng đặc trưng của từng nguyên tố.
Thiết bị phân tích huỳnh quang tia X cầm tay kết hợp khả năng phân tích nguyên tố nhanh, không phá hủy với các thư viện phần mềm theo từng lĩnh vực để đưa ra kết quả chính xác và kịp thời, các ứng dụng bao gồm kiểm tra thiết bị Điện tử phân tích dầu nhờn, phân tích môi trường, Khoa học hình sự, Địa chất, Khảo cổ học, Dược phẩm, Xác định chất gây ô nhiễm, RoHS, Đo độ dày đa lớp mạ, lớp phủ, Phân tích thành phần kim loại, kim loại quý (vàng, bạc…) và nhận diện nhanh hợp kim.
HTHA
High Temperature Hydrogen Attack; Ăn mòn xâm thực Hydro ở nhiệt độ cao
HTHA là một tình trạng có thể xảy ra trong các thiết bị xử lý tiếp xúc với hydro ở nhiệt độ cao (ít nhất 400 độ F hoặc 204 độ C), trong điều kiện khô ráo, hydro phân tách thành hydro (nguyên tử), sau đó lan truyền vào trong thép dưới tác động của nhiệt độ cao và áp lực của môi trường. Hydro nguyên tử sau đó phản ứng với các cacbua không ổn định trong thép để tạo thành khí metan, tích tụ trong rìa ranh giới hạt vi cấu trúc của kim loại, cuối cùng dẫn đến nứt vỡ. Ăn mòn dạng này thường nguy hiểm vì trong thiết bị chứa hydrocarbon ở áp suất và nhiệt độ cao.
Hydrophilic emulsifier (Method D)
Chất nhũ tương hóa ưa nước (Phương pháp D): Hoạt động giống như chất tẩy rửa bằng cách nhũ tương hóa chất thẩm thấu dư thừa để sau đó có thể loại bỏ chất này bằng cách sử dụng nước.
- PR: Từ viết tắt đề cập đến phương pháp ưa nước (Phương pháp D) để loại bỏ chất thẩm thấu hậu nhũ tương.
ISO 17025
ISO/IEC 17025: 2005 là yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn (General Requirements for the competence of testing and calibration laboratories) do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO (International Organization for Standardization) ban hành.
Đây là tiêu chuẩn được tích lũy kinh nghiệm nhiều năm trong việc tìm kiếm một chuẩn mực chung cho hệ thống quản lý dành cho các phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn nhằm đảm bảo kết quả đo lường/thử nghiệm đạt được kết quả tin cậy nhất.
Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 được thiết kế để hợp nhất với tiêu chuẩn ISO 9001 – hệ thống quản lý chất lượng, vì vậy tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 không chỉ đưa ra các yêu cầu để quản lý và đảm bảo năng lực kỹ thuật mà còn bao gồm những quy định về hệ thống quản lý chất lượng để đạt được khả năng đưa ra những kết quả đo lường/thử nghiệm tin cậy cao và được quốc tế thừa nhận.
Kiểm tra siêu âm
Ultrasonic testing; UT; Ultrasonic evaluation;
Phương pháp kiểm tra siêu âm sử dụng chùm sóng âm có tần số trên ngưỡng con người nghe được (siêu âm) được phát vào vùng cần kiểm tra. Nếu không có khuyết tật, chùm siêu âm sẽ đi thẳng, còn nếu gặp khuyết tật, chùm siêu âm sẽ phản xạ trở lại, tương tự như tiếng vọng ta nghe được từ vách núi. Thiết bị siêu âm có thể giúp ta quan sát được sóng âm phản hồi và từ đó có thể biết được khuyết tật năm ở đâu trong vật kiểm tra. Dựa vào mức độ mạnh yếu của chùm âm vọng, ta cũng có thể đánh giá được kích thước của khuyết tật.
Kiểm tra tandem
Tandem technique; Siêu âm song song; Pitch and catch technique; Kỹ thuật quét sử dụng 2 hoặc nhiều hơn đầu dò siêu âm, thường có cùng góc, hướng theo một hướng và bố trí để chùm tia siêu âm ở trong cùng một mặt phẳng vuông góc với bề mặt của vật kiểm tra, trong đó 1 đầu dò sử dụng để truyền tín hiệu còn đầu dò kia để phát hiện năng lượng siêu âm. Mục đích của kỹ thuật này chủ yếu để kiểm tra và phát hiện các bất liên tục có bề mặt vuông góc với bề mặt kiểm tra.
Lipophilic emulsifier (Method B)
Chất nhũ tương hóa dạng lỏng (Phương pháp B): Hoạt động bằng cách thay đổi về cơ bản thành phần hóa học của Chất thẩm thấu để nó hoạt động giống như Chất thẩm thấu có thể rửa được bằng nước, do đó cho phép loại bỏ chất thẩm thấu dư thừa bằng cách sử dụng nước.
- PE: Từ viết tắt đề cập đến phương pháp ưa béo (Phương pháp B) để loại bỏ chất thẩm thấu hậu nhũ tương hóa.
Liquid penetrant inspection
Kiểm tra thẩm thấu lỏng (LPI): Một phương pháp kiểm tra không phá hủy đơn giản, hiệu quả và đáng tin cậy có thể được sử dụng để phát hiện các bất liên tục nằm trên bề mặt của nhiều loại vật liệu không xốp. LPI có thể được sử dụng để kiểm tra kim loại màu, các khu vực và bộ phận lớn, cũng như các hình dạng hình học phức tạp.
Lower explosive limit
Giới hạn nổ dưới (LEL): Nồng độ tối thiểu của một vật liệu cụ thể cần thiết để cháy trong không khí. Dưới mức này, hỗn hợp quá “nghèo” để bị đốt cháy.
LRUT
Kiểm tra siêu âm dải rộng
LRUT – Kiểm tra siêu âm dải rộng, kiểm tra siêu âm tầm xa, Long Range UT – là một phương pháp sàng lọc nhanh chóng mức độ ăn mòn và xói mòn của hệ thống đường ống. Kỹ thuật này khác với thử nghiệm siêu âm thông thường ở chỗ nó sử dụng sóng plane wave hoặc sóng Lamb thay vì sóng siêu âm thông thường và sử dụng tần số ở mức kHz thay vì MHz. Sóng plane wave xuyên qua toàn bộ độ dày của tấm và tỷ lệ giữa độ dày tấm với bước sóng siêu âm sao cho sóng trên hai bề mặt tương tác với nhau. Khi được tạo ra trong các đường ống, các sóng này được gọi là sóng dẫn hướng (Guided wave). Có nhiều chế độ sóng dẫn hướng khác nhau và Hình vẽ bên dưới hiển thị ba chế độ chính. Sóng (a) là sóng xoắn, trong đó ống xoắn theo một hướng rồi xoắn theo hướng tiếp theo. Sóng (b) là sóng uốn và sóng (c) là sóng dọc, truyền đi như một chỗ phình ra trên thành ống.
Sóng dẫn hướng còn được gọi là sóng phân tán vì vận tốc của dạng sóng thay đổi theo tần số. Một xung có thể chứa nhiều tần số khác nhau và tần số cao hơn sẽ truyền nhanh hơn tần số thấp hơn. Vận tốc cũng phụ thuộc vào chế độ sóng, đường kính ống và độ dày ống.
Các tín hiệu được hiển thị dưới dạng A-scan thông thường nhưng do các chế độ sóng khác nhau và vận tốc khác nhau nên tín hiệu nhận được có thể phức tạp và cần được phân tích cẩn thận.
LRUT được sử dụng để phát hiện sự ăn mòn/xói mòn cả bên trong và bên ngoài trong các đường ống có bảo ôn, lớp phủ hoặc chôn ngầm. Nó cũng có thể được sử dụng để phát hiện sự ăn mòn dưới các giá đỡ ống, các mối hàn ẩn và các bất thường về biên dạng đường hàn.
LRUT – Kiểm tra siêu âm dải rộng, kiểm tra siêu âm tầm xa, Long Range UT – là một phương pháp sàng lọc nhanh chóng mức độ ăn mòn và xói mòn của hệ thống đường ống. Kỹ thuật này khác với thử nghiệm siêu âm thông thường ở chỗ nó sử dụng sóng plane wave hoặc sóng Lamb thay vì sóng siêu âm thông thường và sử dụng tần số ở mức kHz thay vì MHz. Sóng plane wave xuyên qua toàn bộ độ dày của tấm và tỷ lệ giữa độ dày tấm với bước sóng siêu âm sao cho sóng trên hai bề mặt tương tác với nhau. Khi được tạo ra trong các đường ống, các sóng này được gọi là sóng dẫn hướng (Guided wave). Có nhiều chế độ sóng dẫn hướng khác nhau và Hình vẽ bên dưới hiển thị ba chế độ chính. Sóng (a) là sóng xoắn, trong đó ống xoắn theo một hướng rồi xoắn theo hướng tiếp theo. Sóng (b) là sóng uốn và sóng (c) là sóng dọc, truyền đi như một chỗ phình ra trên thành ống.
Sóng dẫn hướng còn được gọi là sóng phân tán vì vận tốc của dạng sóng thay đổi theo tần số. Một xung có thể chứa nhiều tần số khác nhau và tần số cao hơn sẽ truyền nhanh hơn tần số thấp hơn. Vận tốc cũng phụ thuộc vào chế độ sóng, đường kính ống và độ dày ống.
Các tín hiệu được hiển thị dưới dạng A-scan thông thường nhưng do các chế độ sóng khác nhau và vận tốc khác nhau nên tín hiệu nhận được có thể phức tạp và cần được phân tích cẩn thận.
LRUT được sử dụng để phát hiện sự ăn mòn/xói mòn cả bên trong và bên ngoài trong các đường ống có bảo ôn, lớp phủ hoặc chôn ngầm. Nó cũng có thể được sử dụng để phát hiện sự ăn mòn dưới các giá đỡ ống, các mối hàn ẩn và các bất thường về biên dạng đường hàn.
Magnetic particle inspection
Kiểm tra hạt từ tính (MPI): Một phương pháp kiểm tra không phá hủy đơn giản, hiệu quả và đáng tin cậy có thể được sử dụng để phát hiện các điểm gián đoạn nằm ở hoặc gần bề mặt trong các vật liệu sắt từ như sắt (thép không hợp kim và hợp kim thấp, thép đúc, gang), coban và niken. MPI cũng có thể phát hiện các khiếm khuyết ẩn bên dưới lớp phủ. Phương pháp kiểm tra này dựa trên nguyên tắc từ thông.
Magnetic yoke
Gông từ: Thiết bị di động để phát hiện vết nứt bề mặt và dưới bề mặt trong bất kỳ vật liệu từ tính nào. Tính di động của gông từ khiến chúng trở nên lý tưởng cho việc kiểm tra và sửa chữa tại nhà máy đối với các mối hàn, linh kiện ô tô, thép và gang xám, và nhiều ứng dụng khác.
Non-aqueous developers
Chất hiện gốc dầu: Chất hiện bị hãm với chất mang dựa trên dung môi. Do dựa trên dung môi, không cần thời gian chờ để khô vì dung môi bay hơi nhanh khỏi bề mặt.
Penetrant
Chất thẩm thấu: Là chất lỏng có khả năng thẩm thấu cao, có thể phát hiện các khuyết tật bề mặt trên các bộ phận thử nghiệm.
Penetrant removal method
Các phương pháp loại bỏ chất thẩm thấu: Chất thẩm thấu được phân loại theo phương pháp được sử dụng để loại bỏ phần dư thừa khỏi bộ phận thử nghiệm. Bốn phương pháp như sau:
- Method A – water-washable - Làm sạch bằng nước
- Method B – post-emulsifiable, lipophilic - Hậu nhũ tương hóa, ưa béo
- Method C – solvent-removable - Làm sạch bằng dung môi
- Method D – post-emulsifiable, hydrophilic - Hậu nhũ tương hóa, ưa nước
Penetrant sensitivity level
Mức độ nhạy của chất thẩm thấu: Chất thẩm thấu được phân loại dựa trên khả năng phát hiện một chỉ thị trong vật liệu thử nghiệm. Nói chung, chất thẩm thấu có độ nhạy thấp được sử dụng trên các bộ phận thô, chất thẩm thấu có độ nhạy trung bình trên các bộ phận kỹ thuật nói chung và chất thẩm thấu có độ nhạy cao trên các bộ phận chính xác hơn hoặc bề mặt được đánh bóng. Năm mức độ nhạy như sau:
- Mức (Level) ½ - độ nhạy cực thấp
- Mức (Level) 1 - độ nhạy thấp
- Mức (Level) 2 - độ nhạy trung bình
- Mức (Level) 3 - độ nhạy cao
- Mức (Level) 4 - độ nhạy cực cao
Penetrant system
Hệ thống thẩm thấu: Theo AMS 2644, hệ thống thẩm thấu được phân loại theo:
- Loại (Type) 1 - chất xuyên sáng huỳnh quang
- Loại (Type ) 2 - chất thẩm thấu khả kiến (thẩm thấu màu)
Penetrant testing applicator
Dụng cụ phun chất thẩm thấu: Dụng cụ phun sản phẩm và máy phun dung dịch giúp đẩy nhanh quá trình kiểm tra chất thẩm thấu bằng cách đưa sản phẩm hoặc dung dịch lên bề mặt chi tiết nhanh chóng, nhất quán và đồng đều.
PMI
PMI; Positive Material Identification; là việc phân tích hợp kim để đưa ra kết quả thành phần hợp chất dựa theo phần trăm của các nguyên tố có trong vật liệu. Các phương pháp phân tích thành phần hợp kim thông thường là Huỳnh quang tia X (XRF) và Quang phổ phát xạ nguyên tử (OES)
Post-emulsifiable penetrant
Chất thẩm thấu hậu nhũ tương hóa: Có thể được loại bỏ bằng hai phương pháp nhũ tương hóa khác nhau là ưa béo và ưa nước.
Pre-cleaning
Làm sạch trước: Loại bỏ các chất bẩn bề mặt khỏi bộ phận kiểm tra để chúng không cản trở quá trình kiểm tra.
PWHT
Xử lý nhiệt sau hàn; Post weld heat treatment;
Quá trình làm nóng và làm nguội có kiểm soát được áp dụng cho các bộ phận hoặc kết cấu hàn để cải thiện tính chất cơ học của chúng, giảm ứng suất dư và giảm rủi ro.phát sinh các khiếm khuyết nứt và cũng có thể làm tăng độ bền và độ cứng của vật liệu.
Quá trình làm nóng và làm nguội có kiểm soát được áp dụng cho các bộ phận hoặc kết cấu hàn để cải thiện tính chất cơ học của chúng, giảm ứng suất dư và giảm rủi ro.phát sinh các khiếm khuyết nứt và cũng có thể làm tăng độ bền và độ cứng của vật liệu.
SNT-TC-1A
Đề xuất của Hiệp hội kiểm tra không phá hủy Hoa Kỳ cho tiêu chuẩn đánh giá và chứng nhận nhân viên trong lĩnh vực kiểm tra không phá hủy
Solvent-removeable penetrants (Method C)
Chất thâm thẩm thấu loại bỏ bằng dung môi (Phương pháp C): Yêu cầu sử dụng dung môi để loại chất thẩm thấu khỏi bề mặt bộ phận.
TFM
Total Focusing Method; Total Electronic Focusing (TFM); xem thêm FMC;
Là kỹ thuật hội tụ điện tử sử dụng kỹ thuật thay đổi độ trễ trên từng biến tử thu qua đó hội tụ theo các độ sâu và hướng khác nhau tạo thành một lưới điểm dữ liệu mỗi khi xung tín hiệu phát được truyền đi. Thường xung phát sẽ sử dụng số lượng lớn chùm âm hoặc chùm âm có độ mở rộng lớn.
TOFD
TOFD; Time-of-Flight Diffraction; Siêu âm nhiễu xạ thời gian bay
Kỹ thuật kiểm tra siêu âm đo chính xác thời gian truyền của xung tín hiệu đi từ đầu dò phát tới đầu dò thu. Các chùm âm có độ phân kỳ rộng được sử dụng qua đó làm tăng khả năng phủ thể tích của mối hàn hay vị trí cần kiểm tra. TOFD cần có 1 cặp đầu dò đặt ở hai bên của vị trí cần kiểm tra để có thể thực hiện được công việc.
Trong một số trường hợp, 2 đầu dò TOFD có thể đặt cùng một phía khi sử dụng kỹ thuật TOFD một bên.
Ultraviolet (UV) lamp
Đèn cực tím (UV) : Còn được gọi là đèn ánh sáng đen được thiết kế để sử dụng với hạt từ huỳnh quang và hóa chất kiểm tra thẩm thấu.
Upper explosive limit
Giới hạn nổ trên (UEL): Nồng độ tối đa của vật liệu sẽ cháy trong không khí được gọi là UEL. Trên mức này, hỗn hợp quá “giàu” để bị đốt cháy.
Water-washable (Method A) penetrant
Chất thẩm thấu có thể rửa được bằng nước (Phương pháp A): Chứa chất nhũ tương hóa, có nghĩa là chúng có thể được loại bỏ khỏi bộ phận kiểm tra sau khi rửa bằng nước.
WDXRF
Wavelength Dispersive X-ray Fluorescence; Huỳnh quang phân tán bước sóng tia X
Huỳnh quang phân tán bước sóng tia X (WDXRF) là một trong hai loại thiết bị huỳnh quang tia X chung được sử dụng cho các ứng dụng phân tích nguyên tố. Trong phổ kế WDXRF, tất cả các phần tử trong mẫu được kích thích đồng thời. Các năng lượng khác nhau của bức xạ đặc trưng phát ra từ mẫu được nhiễu xạ theo các hướng khác nhau bằng một tinh thể phân tích hoặc quang phổ kế đơn sắc (tương tự như lăng kính phân tán các màu khác nhau của ánh sáng nhìn thấy được theo các hướng khác nhau). Bằng cách đặt máy dò ở một góc nhất định, cường độ tia X với bước sóng nhất định có thể được thu nhận. Các phổ kế tuần tự sử dụng một máy dò chuyển động trên một giác kế di chuyển qua một phạm vi các góc khác nhau để đo cường độ của nhiều bước sóng khác nhau. Phổ kế đồng thời được trang bị một bộ hệ thống phát hiện cố định, trong đó mỗi hệ thống đo bức xạ của một nguyên tố cụ thể. Các ưu điểm chính của các hệ thống WDXRF là có độ phân giải cao (thường là 5 - 20 eV) và giảm tối thiểu sự chồng chéo phổ.
Huỳnh quang phân tán bước sóng tia X (WDXRF) là một trong hai loại thiết bị huỳnh quang tia X chung được sử dụng cho các ứng dụng phân tích nguyên tố. Trong phổ kế WDXRF, tất cả các phần tử trong mẫu được kích thích đồng thời. Các năng lượng khác nhau của bức xạ đặc trưng phát ra từ mẫu được nhiễu xạ theo các hướng khác nhau bằng một tinh thể phân tích hoặc quang phổ kế đơn sắc (tương tự như lăng kính phân tán các màu khác nhau của ánh sáng nhìn thấy được theo các hướng khác nhau). Bằng cách đặt máy dò ở một góc nhất định, cường độ tia X với bước sóng nhất định có thể được thu nhận. Các phổ kế tuần tự sử dụng một máy dò chuyển động trên một giác kế di chuyển qua một phạm vi các góc khác nhau để đo cường độ của nhiều bước sóng khác nhau. Phổ kế đồng thời được trang bị một bộ hệ thống phát hiện cố định, trong đó mỗi hệ thống đo bức xạ của một nguyên tố cụ thể. Các ưu điểm chính của các hệ thống WDXRF là có độ phân giải cao (thường là 5 - 20 eV) và giảm tối thiểu sự chồng chéo phổ.
Xem cách dữ liệu nhận xét của bạn được xử lý .
Trang web này sử dụng plugin Xác minh người dùng để giảm thư rác.