2 phương pháp tối ưu hóa quy trình đo độ dày

Trong các nhà máy trên khắp thế giới, phép đo độ dày là cần thiết để đảm bảo chất lượng (QA) và kiểm soát (QC) các bộ phận cơ khí chính xác. Dữ liệu này cho phép các nhà máy theo dõi quy trình sản xuất và cập nhật chúng để cải thiện tính nhất quán và giảm lượng phế liệu. Phép đo độ dày được sử dụng để kiểm tra hình dạng của các bộ phận hoàn thiện sau sản xuất, cũng như kiểm tra các bộ phận đã sửa chữa trong quá trình đại tu.

Tuy nhiên, việc đo độ dày có thể tốn nhiều thời gian và nhanh chóng trở thành điểm thắt cổ chai của nhiều dây chuyền sản xuất và đại tu. Chưa kể, việc ghi chép thủ công với khối lượng lớn dữ liệu dễ bị sai sót, ảnh hưởng đến độ tin cậy của dữ liệu. Hơn nữa, công việc lặp đi lặp lại này có nghĩa là các kỹ thuật viên có ít thời gian hơn để tập trung vào các công việc khác, làm giảm hiệu quả tổng thể.

Vậy làm thế nào để bạn có thể tối ưu hóa quy trình đo độ dày và loại bỏ các điểm thắt cổ chai này? Xin tham khảo 2 ý tưởng dưới đây:

1 Số hóa dữ liệu độ dày

Để duy trì hiệu quả, hãy sử dụng các giải pháp đo độ dày chính xác được thiết kế để số hóa dữ liệu kiểm tra cho quy trình làm việc của nhà máy.

Ví dụ, máy đo độ dày siêu âm 38DL PLUS™ có thể được ghép nối với bộ điều hợp không dây 38-Link™ tùy chọn cho phép máy đo gửi kết quả đọc qua mạng LAN không dây hoặc Bluetooth ® đến máy tính của bạn hoặc lưu trực tiếp trên Olympus Scientific Cloud™ (OSC) chỉ bằng một nút bấm. Do đó, việc thu thập và ghi nhật ký dữ liệu đơn giản, hiệu quả và đáng tin cậy hơn cho quy trình làm việc của nhà máy được tối ưu hóa.

Máy đo độ dày siêu âm 38DL PLUS với bộ điều hợp không dây 38-Link

VISCO cùng Olympus cũng có thể hợp tác chặt chẽ với khách hàng, viết phần mềm tùy chỉnh nhằm tối ưu hóa theo quy trình công việc, chẳng hạn như truyền dữ liệu và tạo báo cáo kiểm tra. Báo cáo có thể được tạo trong vài giây chứ không phải vài phút, trong khi dữ liệu có thể được chuyển tự động sang hệ thống và lưu vào cơ sở dữ liệu.

Ví dụ, một khách hàng đã làm việc với Trung tâm Công nghệ Châu Á Thái Bình Dương (APAC) của Olympus để viết và hoàn thiện phần mềm tự động ghi dữ liệu đo độ dày trong hệ thống thực thi sản xuất (MES) của họ. Dữ liệu từ máy đo Magna-Mike™ 8600 trước đây được ghi lại và nhập vào hệ thống bằng tay, vì vậy giải pháp tự đông đã tăng đáng kể năng suất đồng thời loại bỏ lỗi ghi dữ liệu.

Máy đo Magna-Mike 8600 đo độ dày của bao bì, chai nhựa, sau đó phần mềm tùy chỉnh tự động ghi dữ liệu vào hệ thống thực thi sản xuất

Để có phần mềm ghi dữ liệu tự động theo yêu cầu của bạn hay thảo luận về các yêu cầu cụ thể của nhà máy, tham khảo thêm chuyên trang NDT tự động của VISCO tại đây.

2 Đo độ dày tự động

Một cách khác để cải thiện quy trình làm việc của bạn là thông qua các phép đo độ dày tự động sử dụng robot hay cobot. Do tính chất lặp lại của chúng, các phép đo độ dày có thể được tự động hóa bằng các robot tiết kiệm chi phí để cải thiện hiệu quả sản xuất. VISCO có thể làm việc với bạn để thiết kế các giải pháp đo độ dày tự động phù hợp với yêu cầu của bạn. Cho chúng tôi biết nhu cầu kiểm tra của bạn là gì và chuyên gia của VISCO và Olympus sẽ làm việc để giải quyết yêu cầu đó.

Để lại một bình luận

This site uses User Verification plugin to reduce spam. See how your comment data is processed.