Khử cặn và làm sạch bộ trao đổi nhiệt và kiểm tra chất lượng làm sạch

Tại sao nên làm sạch ống bình ngưng và bộ trao đổi nhiệt?

Các ống bên trong bình ngưng là phương pháp trao đổi nhiệt chính. Khi ống trong bình ngưng hay bộ trao đổi nhiệt bị bẩn hoặc bị bám cặn, hiệu suất giảm làm chi phí tăng lên. Chi phí vận hành các thiết bị trao đổi nhiệt khá cao, nên khi hiệu suất giảm, chi phí sẽ tăng lên đáng kể và làm tăng hao mòn các thành phần khác của hệ thống.

Các phương pháp làm sạch ống trao đổi nhiệt?

Phương pháp tốt nhất để làm sạch ống trao đổi nhiệt phụ thuộc vào loại cặn hiện có. Phương pháp thông dụng áp dụng cho các hệ thống làm sạch ống quay bao gồm dọc trục và chổi với bộ xả tích hợp để loại bỏ các cặn hữu cơ từ mềm đến trung bình như bùn, phù sa hoặc các loại cặn khác. Công nghệ này loại bỏ và rửa trôi các cặn bẩn bám trên thành ống một cách nhanh chóng. Nếu có nhiều các cặn cứng như cặn magiê và struvite thì nên sử dụng các chất tẩy cặn hóa học. Trong trường nhiều trường hợp, cần phải kết hợp cả hai phương pháp.

Bao lâu thì nên làm sạch các ống trao đổi nhiệt?

Nói chung, các ống trao đổi nhiệt trong các hệ thống cần được làm sạch hàng năm. Tuy nhiên, nếu các hệ thống được sử dụng thường xuyên hơn hoặc cho các ứng dụng làm mát hoặc làm nóng cho quy trình công suất cao có thể cần làm sạch thường xuyên hơn. Các phép đo và phân tích hệ thống dựa trên áp suất sẽ giúp người vận hành quyết định xem các ống có bị giảm tiết diện và cần làm sạch hay không.

Thiết bị sử dụng trong làm sạch ống trao đổi nhiệt

Thiết bị làm sạch thường là hệ thống bơm tuần hoàn, gắn trên các xe cơ động với hai thùng thép không gỉ ghép nối vào hệ thống bơm tuần hoàn. Tốc độ dòng phun của hệ thống có thể điều chỉnh lên đến 80 m3/phút. Trong quá trình lựa chọn hóa chất thích hợp, dạng bọt hay chất lỏng cũng như mức độ mạnh của dung dịch tẩy rửa cần được tính toán cẩn thận.

Sau quá trình làm sạch bằng hóa chất, các thiết bị trao đổi được được làm sạch với tia nước có áp suất tới 10.000 psi loại bỏ tất cả cặn bẩn và chất ô nhiễm ở bên trong các ống. Nước có thể qua hệ thống tái chế hiện đại giúp giảm đáng kể lượng nước sử dụng và dung dịch chất thải sinh ra khi làm sạch.

Sau khi các bộ trao đổi nhiệt được làm sạch hoàn toàn, có thể cần thực hiện Kiểm tra hiệu quả làm sạch và sử dụng kỹ thuật phù hợp kiểm tra ống để xác định tình trạng ăn mòn trước khi đưa trở lại hoạt động.

Kiểm tra và chủ động xác nhận độ sạch của ống

Hình dưới cho thấy quy trình bảo trì bộ trao đổi nhiệt với các bó ống. Việc làm sạch tương đối mất nhiều thời gian nên sau khi hoàn thành việc làm sạch, đơn vị kiểm tra thường chỉ còn vài ngày để tiến hành kiểm tra ống. Vì không có báo cáo hoặc hồ sơ về độ sạch của ống sau khi làm sạch, nên có những trường hợp đơn vị kiểm tra sẽ cần yêu cầu công ty vệ sinh làm sạch lại các ống.

Hình 1: Quy trình làm sạch khi không chủ động xác nhận độ sạch.

Sử dụng hệ thống kiểm tra phản xạ xung âm (APRIS) hay các thiết bị nội soi (RVI) có thể xác định các ống tắc và làm sạch chưa tốt bất kể cấu hình và vật liệu ống như thế nào. Phương pháp như APR rất nhanh, chỉ mất khoảng 10 giây cho mỗi ống để đo và có thể đưa ra vị trí và kích thước của các khuyết tật.

Bằng cách áp dụng APRIS để thực hiện sàng lọc nhanh tất cả các ống trong bó ống sau khi làm sạch và thổi khô như trong Hình 2, nhóm kiểm tra sẽ có một báo cáo với dữ liệu chi tiết về tất cả các ống.
Từ báo cáo, bộ phận kiểm tra có thể chọn các ống có khuyết tật để kiểm tra lấy mẫu 10%.

Sử dụng APRIS kết hợp với các phương pháp NDT khác có thể làm giảm nguy cơ ngừng hoạt động khẩn cấp do sự cố.

Hình 2: Ứng dụng APRIS trong xác nhận sau khi làm sạch ống.

Thiết bị trong bài viết

Để lại một bình luận

This site uses User Verification plugin to reduce spam. See how your comment data is processed.