XRF là gì?
XRF là một kỹ thuật phân tích không phá hủy được sử dụng để xác định thành phần nguyên tố của vật liệu. Công nghệ này được sử dụng trong khai thác và thăm dò, nhận dạng vật liệu tích cực trong công nghiệp năng lượng, sản xuất, sản xuất và tái chế kim loại, phân tích kim loại quý và đồ trang sức, giám sát thực thi quy định về an toàn tiêu dùng cũng như các ngành công nghiệp khác.
Máy phân tích XRF xác định tính chất hóa học của mẫu bằng cách sử dụng huỳnh quang tia X phát ra từ mẫu khi mẫu bị kích thích bởi nguồn tia X sơ cấp. Mỗi nguyên tố có trong mẫu tạo ra một tập hợp tia X với phổ huỳnh quang đặc trưng duy nhất (“dấu vân tay”) cho nguyên tố cụ thể, đó là lý do tại sao quang phổ XRF là một công nghệ tuyệt vời để phân tích định tính và định lượng thành phần vật liệu.
Khi nào cần hiệu chuẩn thiết bị XRF?
Nhưng thiết bị phải được hiệu chuẩn để đảm bảo kết quả chính xác. Hiệu chuẩn là quá trình bạn xác nhận rằng các phép đo của mình là đúng bằng cách đo trên mẫu tiêu chuẩn. Việc hiệu chuẩn thường được thực hiện trên thiết bị trước khi thiết bị được phân phối tới người sử dụng. Và mặc dù dòng máy phân tích XRF di động như VANTA thường khá chắc chắn, đôi khi thiết bị được sử dụng trong môi trường khắc nghiệt sẽ xuống cấp theo thời gian và cần được hiệu chuẩn lại định kỳ.
Khi đó, việc liên tục kiểm tra, điều chỉnh hoặc xác định bằng cách so sánh với tiêu chuẩn về độ chính xác của thiết bị là việc cần thực hiện. Bạn nên tuân theo các khuyến nghị của nhà sản xuất để hiệu chuẩn lại cũng như xem xét môi trường vận hành, mức độ sử dụng và lịch sử của thiết bị. Các công ty có thể phải tuân thủ lịch hiệu chuẩn để đảm bảo tuân thủ Tài liệu chất lượng ISO. Ví dụ, ISO/IEC 17025:2005 quy định “Các yêu cầu chung về năng lực thực hiện các thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn, bao gồm cả lấy mẫu. Nó bao gồm thử nghiệm và hiệu chuẩn được thực hiện bằng các phương pháp tiêu chuẩn, phương pháp phi tiêu chuẩn và phương pháp do phòng thí nghiệm phát triển.”
Nói chung, việc hiệu chuẩn lại nên được thực hiện hàng năm để đảm bảo rằng các phép đo chính xác trong giới hạn thông số kỹ thuật của thiết bị như khi xuất xưởng.
Tuy nhiên, việc hiệu chuẩn lại chỉ nên được thực hiện bởi các kỹ thuật viên có trình độ được chỉ định bởi nhà sản xuất. Không nên cố mở thiết bị do bạn có thể làm hỏng hoặc có thể làm mất hiệu lực bảo hành. Nhà sản xuất cũng có thể cung cấp chứng nhận hiệu chuẩn để đảm bảo với khách hàng rằng bạn đang thực hiện công việc xác minh vật liệu của mình một cách đúng đắn.
Ngoài việc hiệu chuẩn thiết bị, nhà sản xuất cũng cung cấp dịch vụ kiểm tra phần cứng và kiểm tra bảo trì để đảm bảo mọi thứ đều hoạt động theo thông số kỹ thuật của nhà máy. Các kỹ thuật viên đã qua đào tạo sẽ kiểm tra vỏ máy để đảm bảo không có vết nứt hoặc hư hỏng nào, đảm bảo màn hình cảm ứng hoạt động bình thường và kiểm tra tất cả các cổng kết nối. Ngoài ra, nên kiểm tra độ sáng của đèn LCD, nút tắt bật nguồn, núm điều hướng hoạt động bình thường, máy ảnh (nếu có) phải được lấy nét và kiểm tra pin để đảm bảo có thể sạc đầy và lưu điện.
Tại sao cần hiệu chuẩn thiết bị XRF định kỳ?
Bạn muốn bỏ qua việc hiệu chuẩn và bảo trì vì bạn không thể thực hiện các công việc hàng ngày của mình nếu thiếu máy phân tích XRF — và trì hoãn việc gửi thiết bị đi hiệu chuẩn? Lời khuyên của chúng tôi là “Đừng làm vậy!”. Nhiều hậu quả tiêu cực có thể xảy ra nếu các phép đo không nằm trong phạm vi dung sai. Nếu máy phân tích của bạn không hoạt động với hiệu suất tốt nhất, bạn có thể gặp rủi ro khi đo lường không chính xác và các vật liệu không đủ tiêu chuẩn xâm nhập vào quy trình sản xuất và đến tay khách hàng. Chi phí khắc phục có thể tăng lên vì bạn cần làm lại sản phẩm hoặc trì hoãn việc giao hàng. Tất cả những tình huống này có thể dẫn đến việc khách hàng không hài lòng, gây tổn hại cho doanh nghiệp và thương hiệu của bạn.
Hãy liên hệ với VISCO để thực hiện chương trình chứng nhận và hiệu chuẩn hàng năm, đảm bảo máy phân tích XRF của bạn còn trong phạm vi hoạt động đúng đắn.
Hiệu chuẩn và bảo trì mang lại sự tự tin trong kết quả đo mà bạn nhận được và giải quyết bất kỳ vấn đề nào trước khi chúng trở thành vấn đề cấp bách. Bạn đang mua cho mình sự an tâm về lâu về.
Máy phân tích XRF cầm tay của tôi có hoạt động chính xác không?
Cần lưu ý rằng các thiết bị XRF cầm tay phải được hiệu chuẩn cho từng thiết bị riêng biệt tại nhà máy để đảm bảo hiệu suất phù hợp. Các ống phát tia X và cảm biến có thời hạn sử dụng hạn chế và là phụ kiện tiêu hao giống như bóng đèn thắp sáng mà bạn sử dụng hàng ngày. Vậy làm thế nào để bạn biết rằng thiết bị của bạn vẫn hoạt động đúng?
Khi bạn lần đầu tiên mở hộp thiết bị XRF VANTA, ngoài thiết bị, pin, sạc và các phụ kiện tiêu hao, còn một thiết bị quan trọng khác: đó là các mẫu tham khảo đi kèm với thiết bị. Thông thường, bạn sẽ nhận được một mẫu thép không gỉ (316), nhưng thiết bị cũng có thể đi kèm với các mẫu khác, tùy thuộc vào cách bạn dự định sử dụng thiết bị và các phép hiệu chuẩn trên thiết bị. Bất kể loại mẫu nào đi kèm thiết bị, các mẫu này sẽ giúp bạn kiểm tra thiết bị của mình để đảm bảo bạn nhận được kết quả phù hợp.
Hầu hết các mẫu hiệu chuẩn đều có dạng đĩa kim loại mỏng (có thể kèm hoặc không kèm chứng chỉ), hoặc trong các ứng dụng khai thác mỏ, bạn có thể nhận được các cốc nhựa chứa mẫu đất hoặc nhựa. Bất kể loại mẫu kèm theo là mẫu nào, thiết bị của bạn đã được hiệu chuẩn tại nhà máy bằng cách sử dụng các mẫu chuẩn. Khi bạn cho rằng máy phân tích cho kết quả không chính xác, bạn có thể kiểm tra bằng cách phân tích mẫu được cung cấp và thực hiện mười lần xét nghiệm trở lên. Di chuyển nhiều vị trí xung quanh mẫu, bao gồm cả hai bên mẫu và trên các khu vực khác nhau để đảm bảo loại bỏ được các yếu tố về độ không đồng nhất của mẫu. Nếu kết quả hàm lượng nguyên tố trung bình nằm trong từng phạm vi Tối thiểu\Tối đa thì thiết bị đang hoạt động bình thường.
Các kiểm tra cần thực hiện khi thiết bị không chính xác
Nếu các xét nghiệm trên mẫu chuẩn không xác thì sao? Không cần lo quá. Có thể chỉ đơn giản là mẫu kiểm tra bị bẩn. Bạn có nhớ rằng tia X tương đối yếu và chỉ xuyên qua lớp mỏng bề mặt kim loại? Ngay cả dầu và mồ hôi dính vào cũng có thể thay đổi kết quả xét nghiệm bằng cách chặn hoặc làm biến dạng phổ của nguyên tố. Điều đầu tiên cần làm là lau sạch mẫu bằng cồn isopropyl (không sử dụng chất tẩy rửa gia dụng vì chúng có thể làm hỏng bề mặt của mẫu và để lại cặn và các nguyên tố nhiễm bẩn). Sau khi làm sạch, hãy thử thực hiện lại các xét nghiệm. Nếu thu được kết quả tốt, bạn cần bảo quản mẫu trong môi trường sạch hơn.
Nếu bạn vẫn không nhận được kết quả phù hợp, hãy tắt máy và kiểm tra cửa sổ cảm biến. Đảm bảo rằng miếng che cửa sổ mỏng còn nguyên vẹn và không bị nhăn nhúm hoặc hư hỏng. Nếu miếng che cửa sổ bị rách, thủng hoặc bẩn, hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng của bạn để biết cách thay miếng che mới (trong vali thiết bị có miếng che thay thế). Sau khi thay miếng che, hãy thử kiểm tra lại.
Với các mẫu hợp kim, bạn cần chắc chắn rằng mọi vết rỉ hoặc oxit đã được loại bỏ (ít nhất ở một khu vực đủ lớn để toàn bộ cửa sổ XRF có thể tiếp xúc với khu vực mẫu sạch). Bạn có thể sử dụng một miếng giẻ để làm sạch các mẫu dính dầu mỡ nhưng nếu mẫu bị ăn mòn, bạn sẽ cần phải chà nhám bằng giấy nhám kim cương hoặc sử dụng một loại dụng cụ mài. Ngay cả với dụng cụ mài, bạn cần chắc chắn vật liệu sử dụng cho bàn chải sắt được làm từ gì. Nếu một số mảnh vụn từ bàn chải dính trên mẫu, bạn có thể xác định sai hợp kim. Đảm bảo làm sạch mẫu sau khi mài hoặc chà nhám. Điều này cũng đúng với giấy nhám và đĩa mài – vật liệu đĩa mài có thể dính vào bề mặt của mẫu và làm thay đổi kết quả đọc của bạn.
Vẫn không nhận được kết quả chính xác? Hãy đảm bảo rằng bạn đã đặt đúng chế độ cho thiết bị của mình. Nếu đang sử dụng mẫu Inox 306, nhưng bạn đã cài đặt thiết bị kiểm tra thành chế độ GeoChem, kết quả nhận được sẽ không tối ưu. Kiểm tra hướng dẫn sử dụng của bạn để đảm bảo bạn đang sử dụng các cài đặt tối ưu.
Mỗi ống phát tia X trên thiết bị sẽ sẽ có dải phạm vi năng lượng phát khác nhau. Năng lượng từ tia X làm cho nguyên tử phát huỳnh quang (tạo dấu hiệu nhận biết nguyên tố) nên mỗi ống phát sẽ cho một kết quả hơi khác nhau. Do đó, thiết bị của bạn cần được hiệu chuẩn tại nhà máy để bù trừ các thay đổi nhỏ trên ống phát. Theo thời gian, các ống phát có thể thay đổi năng lượng phát tia X đầu ra và ảnh hưởng đến kết quả đo. Giống như bóng đèn dây tóc, ống phát tia X sẽ “già”, cháy sau một thời gian sử dụng.
Về cơ bản, cảm biến là một bề mặt có độ nhạy cao và “sáng lên” khi các photon va chạm vào nó, nhưng theo thời gian, độ nhạy của cảm biến cũng mất dần. Khi điều này xảy ra, độ chính xác của cảm biến có thể giảm. Giống như ống phát tia X, cảm biến có thể bị hỏng, giảm độ nhạy.
Hầu như không thể có được một mẫu đồng nhất trong tự nhiên (đó là lý do tại sao mẫu hoặc chuẩn tham chiếu được kèm theo máy khi cung cấp tới khách hàng). Tránh làm mất hoặc làm hỏng mẫu đó! Đó là cách dễ nhất, rẻ nhất để xác định xem thiết bị của bạn có được hiệu chuẩn đúng cách hay không. Cũng cần nhớ rằng ngay cả trong một mẫu đồng nhất, các phân tích nguyên tố cũng sẽ thay đổi từ lần này sang lần khác, nhưng độ chính xác tổng thể sẽ nằm trong phạm vi chấp nhận được. Nguyên tắc chung cho ứng dụng Hợp kim là miễn là máy phân tích xác định đúng mẫu (ví dụ: 316), thì thiết bị có khả năng vẫn ở phạm vi hiệu chuẩn. Đối với các ứng dụng khác (như phân tích mẫu đất đá), bạn sẽ cần kiểm tra kết quả nguyên tố thực tế.
Nếu bạn vẫn không nhận được kết quả chính xác, đã đến lúc gọi cho VISCO để hiệu chuẩn thiết bị của mình. Chúng tôi sẽ có thể trả lời các câu hỏi của bạn và hướng dẫn bạn cách khắc phục sự cố và cách giải quyết vấn đề bạn đang gặp phải.