Chuyến du hành của thiết bị EPOCH 6LT

Khi chúng tôi thiết kế thiết bị dò khuyết tật EPOCH® 6LT, thần chú của chúng tôi là: gọn nhẹ, bền chắc và mạnh mẽ – đó là lý do tại sao chúng tôi đặt tên mã sản phẩm là “Helium” để không ngừng nhắc nhở mình rằng chúng tôi muốn công cụ này có thể tự bay lên vì quá nhẹ. Để chào mừng sự ra mắt của thiết bị EPOCH 6LT, chúng tôi quyết định gửi nó do ngoạn vào không gian (hoặc ít nhất là tầng bình lưu)!

Trên một con đường bụi bặm ở Bishop, California, dưới chân núi Sierra Nevada, thiết bị kiểm tra dò khuyết tật mới nhất của Olympus đã được chuẩn bị để đưa vào bệ phóng. Gắn trên giá đỡ với một máy quay video, EPOCH 6LT được gắn vào một kinh khí cầu thời tiết và được đưa vào tầng bình lưu. Chúng tôi đã thử rơi thiết bị rất nhiều lần, nhưng chưa bao giờ thử bất cứ điều gì như thế này và không biết thiết bị có thể sống sót qua chuyến đi hay không.

Trong vòng hơn hai giờ, thiết bị đã đạt đến độ cao tối đa 37km, lên đến tầng bình lưu và mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Cuối cùng, kinh khí cầu vỡ và EPOCH 6LT bắt đầu rơi xuống.

Trong quá trình hạ độ cao, một chiếc dù nhỏ đã được bật ra làm chậm lại tốc độ rơi của thiết bị xuống khoảng 10m / giây. Thật không may, máy đã rơi xuống ở một khu vực sâu trong hẻm núi Owens ở vị trí rất khó tiếp cận. Sau ba ngày, thiết bị dò khuyết tật đã được thu hồi lại để chúng tôi có thể giới thiệu cho bạn video này.

Có thể bạn đang băn khoăn liệu thiết bị có còn sống sót sau chuyến đi hay không – hãy xem video để tìm hiểu!

Tải xuống trình lưu màn hình cho PC
Tải xuống ảnh nền cho iPhone®


Ghi chú nhỏ:

Lưu ý không thả rơi hay sử dụng EPOCH 6LT ở độ cao 37km.

Bài viết này được đăng trong Tin tức và được gắn thẻ .

1 bình luận về “Chuyến du hành của thiết bị EPOCH 6LT

  1. Pingback: 10 điều thú vị về thiết bị kiểm tra không phá hủy từ Olympus – VISCO NDT

Để lại một bình luận

This site uses User Verification plugin to reduce spam. See how your comment data is processed.