Hệ thống cấp chứng nhận kiểm tra không phá hủy và Danh sách các công ty đào tạo NDT tại Việt Nam

Bảng so sánh các yêu cầu về đào tạo và kinh nghiệm NDT

Các Hệ thống Chứng nhận NDT và cấp chứng chỉ NDT

Giới thiệu

Tính hiệu quả của các phương pháp kiểm tra không phá hủy – Nondestructive Testing (NDT) phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của nhân sự có trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến NDT.

Nhu cầu về nhân lực có khả năng thực hiện các công việc, nhiệm vụ NDT là rất lớn trong mọi lĩnh vực công nghiệp. Để xác định nhu cầu này, các hệ thống đã được phát triển nhằm đảm bảo nhân viên NDT được đào tạo thích hợp, vượt qua được các kỳ thi đánh giá, bao gồm cả bài thi viết và thực hành, và có đủ kinh nghiệm để ứng dụng các phương pháp và kỹ thuật phù hợp thực hiện công việc NDT. Một cá nhân đáp ứng được cả ba yêu cầu này được đánh giá là “có trình độ” (qualified). Khi được đánh giá như vậy, họ có thể được chứng nhận, cấp chứng chỉ theo một số cách thức khác nhau bởi một số hệ thống chứng nhận NDT như được tóm lược dưới đây.

Các hệ thống chứng nhận NDT

Trên thế giới có khá nhiều các hệ thống chứng nhận NDT, nhưng chung quy, có thể phân thành hai loại chính: hệ thống chứng nhận của “tổ chức chủ quản” (employer-based) và “hệ thống chứng nhận trung tâm” “central”.

Trong hệ thống chứng nhận của tổ chức chủ quản, sau đây gọi tắt chứng chỉ nội bộ, tổ chức chủ quản có trách nhiệm quản lý, điều hành quá trình đào tạo và các kỳ thi đánh giá cho các nhân viên của họ đồng thời quản lý hồ sơ tài liệu về quá trình đào tạo, kinh nghiệm và các kỳ thi theo một tiêu chuẩn hay qui trình thực hành (Recommended practice) của họ. Phần lớn các hệ thống thuộc loại này cho phép, chấp nhận các dịch vụ đào tạo và tổ chức kỳ thi đánh giá được cung cấp bởi các tổ chức bên ngoài nếu điều này được lưu hồ sơ phù hợp và tổ chức chủ quản đã xác định được các dịch vụ này đáp ứng các yêu cầu riêng như được mô tả trong quy trình văn bản của họ (Written Practice).

Dựa trên các bằng chứng về trình độ, tổ chức chủ quản có thể ban hành một chứng chỉ, dưới dạng văn bằng hoặc biểu mẫu chính thức, và ủy quyền-cho phép nhân viên của họ thực hiện các nhiệm vụ, công việc NDT. Bởi vì hệ thống chứng chỉ nội bộ thường được “may đo” sát với nhu cầu riêng của một tổ chức chủ quản, nên chứng chỉ này sẽ hết hiệu lực khi nhân viên rời bỏ công ty nơi cấp chứng chỉ.

Trong hệ thống chứng nhận trung tâm, các kỳ thi được quản lý điều hành bởi một tổ chức thứ ba, độc lập dựa trên một tiêu chuẩn chứng nhận trung tâm. Để có đủ điều kiện tham dự các kỳ thi này, các ứng viên phải cung cấp hồ sơ tài liệu chấp nhận được về quá trình đào tạo và kinh nghiệm của họ cho tổ chức chứng nhận trung tâm. Sau khi thực hiện thành công các kỳ thi do bên thứ ba độc lập tổ chức, tổ chức chứng nhận sẽ ban hành một chứng chỉ xác nhận người giữ và có tên trong chứng chỉ đã đáp ứng các yêu cầu và vượt qua các kỳ thi như được mô tả trong hệ thống chứng chỉ bên thứ ba. Tổ chức chủ quản sau đó có thể chọn chứng chỉ bên thứ ba này như một bằng chứng về trình độ.

Giống như các hệ thống chứng chỉ nội bộ, tổ chức chủ quản chịu hoàn toàn trách nhiệm ủy quyền-cho phép người giữ chứng chỉ thực hiện các công việc, nhiệm vụ NDT.

Bậc trình độ

Phần lớn các chương trình chứng nhận đều có ba bậc trình độ NDT: Bậc I (1), Bậc II (2) và bậc III (3).

Vì các yêu cầu chủ yếu cho ba bậc từ các hệ thống khá tương đồng, nên dưới đây sẽ tóm lược các nội dung liên quan từ phiên bản 2006 của tài liệu ASNT Recommended Practice No. SNT-TC-1A.

Bậc trình độ kiểm tra không phá hủy


NDT Level I là cá nhân nên có trình độ thực hiện một cách phù hợp các nội dung chuẩn cụ thể, các công việc kiểm tra NDT cụ thể và các đánh giá cụ thể để chấp nhận hay loại bỏ (đối tượng kiểm tra) theo các chỉ dẫn bằng văn bản và ghi lại hồ sơ các kết quả này. NDT Bậc I nên tiếp nhận sự chỉ dẫn cần thiết và sự giám sát của một cá nhân có chứng chỉ NDT Bậc II hoặc Bậc III.

NDT Level II là cá nhân nên có trình độ thiết lập (set up) và chuẩn thiết bị, giải thích và đánh giá các kết quả kiểm tra theo các qui phạm/qui chuẩn, tiêu chuẩn và chỉ tiêu áp dụng (specification). NDT Bậc II nên am hiểu phạm vi (khả năng) và hạn chế của các phương pháp mà anh ta có trình độ và nên thực thi chức trách đào tạo và hướng dẫn trong-công việc (on-the-job) training cho các cá nhân  NDT Bậc I và Tập sự. NDT Bậc II nên có khả năng tổ chức và báo cáo các kết quả kiểm tra NDT.

NDT Level III là cá nhân có khả năng phát triển, đánh giá và phê duyệt các quy trình, thiết lập và phê duyệt các kỹ thuật, giải thích các quy phạm, qui chuẩn, tiêu chuẩn, chỉ tiêu và quy trình, đồng thời chỉ định các phương pháp, kỹ thuật và quy trình NDT cụ thể để sử dụng. NDT Bậc III nên có nền tảng hiểu biết, tri thức về vật liệu, công nghệ chế tạo và sản xuất áp dụng đủ để thiết lập các kỹ thuật và hỗ trợ thiết lập các tiêu chuẩn-tiêu chí chấp nhận khi không có sẵn các tiêu chuẩn này. NDT Bậc III nên có hiểu biết chung về các phương pháp NDT áp dụng. NDT Bậc III, trong phương pháp mà anh ta được cấp chứng chỉ, nên có khả năng đào tạo và kiểm tra NDT Bậc I và II để cấp chứng chỉ trong các phương pháp này.

Các yêu cầu cốt lõi cho việc chứng nhận, cấp chứng chỉ kiểm tra không phá hủy: Đào tạo, Thi, Kinh nghiệm

Đào tạo kiểm tra không phá hủy

Đào tạo NDT dựa theo các nội dung chính (Outlines). Tập hợp các nội dung chính này tạo nên một khối kiến thức về NDT (NDT Body of Knowledge – BOK). Việc phát triển BOK xuất phát với các chuyên gia trong từng chủ đề từ ngành công nghiệp là người đang thực hiện việc phân tích nhiệm vụ công việc (Job Task Analysis – JTA), sẽ cho phép xác định kiến thức và kỹ năng nào được yêu cầu cho các bậc trình độ khác nhau. Bước thứ hai là xác định các chủ đề, nội dung chính đào tạo nào là cần thiết để bao trùm lên các yêu cầu về hiểu biết cho mỗi bậc trình độ như được xác định bởi JTA. Cuối cùng, các tài liệu tham khảo phải được nhận biết sao cho cá nhân đang mong muốn được chứng nhận có thể học tập, nghiên cứu chủ đề chính yêu cầu trước khi tham gia các kỳ thi đánh giá trình độ.

Khối kiến thức và nội dung chính yêu cầu về đào tạo các phương pháp kiểm tra NDT của ASNT có thể được tìm thấy trong tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ: ANSI/ASNT American National Standard CP-105, ASNT Standard Topical Outlines for Qualification of Nondestructive Testing Personnel. (Bản mới nhất là ANSI/ASNT CP-105-2016)

Các bài thi viết.

Có hai bài thi viết được dùng đánh giá trình độ Bậc I và Bậc II, là bài thi general và bài thi specific. Bài thi general nên chú trọng vào các cơ sở, nguyên lý và lý thuyết của phương pháp kiểm tra áp dụng. Bài thi specific nên chú trọng vào thiết bị, quy trình tác nghiệp và kỹ thuật NDT mà cá nhân có thể gặp trong các chức trách cụ thể; bài thi này nên bao trùm các chỉ tiêu hoặc qui phạm, qui chuẩn và các tiêu chuẩn chấp nhận được sử dụng trong các nhiệm vụ công việc NDT gắn liền. Số lượng câu hỏi được mô tả trong tiêu chuẩn hay phương pháp thực hành chứng nhận áp dụng.

Đối với các kỳ thi được quản lý theo hệ thống chứng chỉ nội bộ, một NDT Bậc III nên phát triển các nội dung bài thi sao cho nó tập trung vào các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra, quy phạm và tiêu chuẩn mà ứng viên có thể gặp trong chức trách cụ thể

Đối với hệ thống chứng nhận trung tâm, tiêu chuẩn quốc tế ISO 17024 yêu cầu các kỳ thi phải trung thực, có giá trị và tin cậy. Một phương pháp luận và các quy trình thích hợp (như sự thu thập và duy trì các dữ liệu thống kê) được yêu cầu để xác nhận tính trung thực, giá trị và độ tin cậy, sự thực thi chung và nhằm hiệu chỉnh, sửa chữa mọi khiếm khuyết sai lệch được nhận biết theo tần suất hàng năm.

Kỳ thi thực hành.

Kỳ thi thực hành nên yêu cầu ứng viên chứng minh sự am hiểu và khả năng vận hành các thiết bị NDT cần thiết và khả năng lập hồ sơ, phân tích thông tin kết quả theo mức độ được yêu cầu. Trong bài thi này cần có ít nhất mười (10) điểm-kiểm tra (checkpoint) khác nhau để xác định sự hiểu biết các thông số kiểm tra và các yêu cầu quy trình của tổ chức chủ quản.

Do các kỳ thi theo chương trình chứng nhận trung tâm không thể bao trùm lên mọi tình huống của mọi phương pháp và kỹ thuật kiểm tra, nên tổ chức chủ quản, nơi có trách nhiệm ủy quyền-cho phép nhân viên thực hiện nhiệm vụ NDT – phải xác định liệu các kỳ thi theo hệ thống chứng nhận trung tâm có đáp ứng được các nhu cầu riêng của họ hay không. Nếu không, có thể cần có thêm các kỳ thi bổ xung dựa theo yêu cầu công việc chuyên sâu của tổ chức chủ quản (additional job-specific employer examination).

LƯU Ý: Trong hệ thống chứng chỉ nội bộ, chỉ có tổ chức chủ quản mới có thể chứng nhận (ủy quyền-cho phép) nhân viên NDT thực hiện các nhiệm vụ, công việc NDT. Các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo và thi đánh giá bên ngoài có thể ban hành các chứng chỉ để xác nhận quá trình đào tạo và thực hiện các kỳ thi thành công, chứ KHÔNG chứng nhận, cấp chứng chỉ NDT. Tổ chức chủ quản phải mô tả trong  Written Practice của mình là họ chấp nhận các đào tạo và thi đánh giá này, và sau khi lập hồ sơ tài liệu về kinh nghiệm, các kết quả kiểm tra mắt hiện hành của cá nhân, tổ chức chủ quản có thể chứng nhận (ủy quyền cho phép) cá nhân này thực hiện công việc NDT.

Kinh nghiệm. Được định nghĩa trong tài liệu SNT-TC-1A là: “các hoạt động công việc gắn liền với một phương pháp NDT cụ thể dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của người có trình độ bao gồm việc thực hiện phương pháp NDT đó và các hoạt động liên quan nhưng không bao gồm thời gian dành cho các chương trình đào tạo có tổ chức”. Các tài liệu của các chương trình chứng nhận khác cũng có sự định nghĩa tương tự. Thời lượng kinh nghiệm được yêu cầu cho mỗi phương pháp kiểm tra và/hoặc kỹ thuật thay đổi theo độ phức tạp của quá trình kiểm tra và mức độ khó khăn trong việc giải thích kết quả kiểm tra.

Mọi tài liệu của các chương trình chứng nhận có các yêu cầu khác nhau dẫu rằng về bản chất chúng là tương tự. Bảng dữ liệu dưới đây cho một so sánh về các yêu cầu đào tạo và kinh nghiệm của các hệ thống chứng nhận NDT điển hình:

  • Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ ANSI/ASNT CP-105, Nondestructive Testing – Qualification and Certification of Personnel;
  • Phương pháp thực hành đề xuất của ASNT: Recommended Practice No. SNT-TC-1A, Personnel Qualification and Certification in Nondestructive Testing;
  • Chương trình chứng nhận trung tâm của ASNT:  Central Certification Program (ACCP) Document ACCP-CP-1, Rev. 6 (8/9/09);
  • Tiêu chuẩn quốc tế:  ISO 9712, Non-destructive testing – Qualification and certification of personnel;
  • Tiêu chuẩn châu Âu: EN 473, Non-destructive testing – Qualification and certification of NDT personnel – General principles.
Bảng so sánh các yêu cầu về đào tạo và kinh nghiệm NDT
Bảng so sánh các yêu cầu về đào tạo và kinh nghiệm NDT
  1. Số giờ đào tạo và kinh nghiệm của tiêu chuẩn ISO 9712 cho phiên bản ban hành ở Hoa Kỳ là CP-106, và của tài liệu Recommended Practice No SNT-TC-1A:2006 là như nhau. SNT-TC-1A đề xuất số giờ đào tạo lần đầu; còn tất cả các tài liệu khác chỉ liệt kê số giờ đào tạo tối thiểu.
  2. CP-106 và Recommended Practice No. SNT-TC-1A không yêu cầu đào tạo bổ xung cho Bậc III.
  3. Đào tạo thực hành có thể lên tới 50% số giờ đào tạo trong các phương pháp này.
  4. CP-106, SNT-TC-1A và ACCP yêu cầu thời gian ở mức độ như Bậc Level II dựa trên mức độ nền tảng giáo dục chính thức của cá nhân.
  5. Thời gian cộng thêm, ví dụ, với UT Level III, tổng thời gian đào tạo là 160 (40+80+40) và thời gian kinh nghiệm  = 3+9+18, hoặc tổng cộng 30 tháng.
  6. Nếu cá nhân được đánh giá thẳng lên Bậc 3, mà không có thời gian ở Bậc 2, kinh nghiệm phải bao gồm tổng thời gian được yêu cầu cho Bậc 2 và Bậc 3. Với bằng tốt nghiệp Trường công nghệ kỹ thuật hoặc năm cộng thêm 2 năm học tại một trường khoa học hoặc kỹ thuật được công nhận; không có trình độ này, số tháng kinh nghiệm yêu cầu tăng gấp đôi
  7. Thời lượng đào tạo và kinh nghiệm ET trong SNT-TC-1A tùy theo kỹ thuật, và tùy theo phương pháp trong CP-106 và ACCP.

Các ghi chú đào tạo bổ xung của ISO 9712:2005:

  • Số giờ đào tạo dựa trên ứng viên có các kỹ năng toán học và các hiểu biết ban đầu về vật liệu và quá trình. Nếu không, quá trình đào tạo bổ xung có thể được yêu cầu bởi tổ chức chứng nhận-cấp chứng chỉ.
  • Số giờ đào tạo bao gồm cả hai khóa thực hành và lý thuyết.
  • Thời lượng đào tạo có thể giảm tới 50% khi chứng chỉ mong muốn là có tính giới hạn trong áp dụng của phương pháp.
  • Việc giảm tới 50% trong tổng số giờ yêu cầu đào tạo có thể được chấp nhận bởi tổ chức chứng nhận cho ứng viên tốt nghiệp từ trường kỹ thuật hoặc đại học, hoặc có ít nhất hai năm học khoa học hoặc kỹ thuật tại trường cao đẳng hay đại học.

Các lưu ý về quá trình đào tạo bổ xung của tiêu chuẩn EN 473:2008:

Chú ý: tiêu chuẩn ISO 9712: 2005 và EN 473:2008 hiện hợp nhất chung trong phiên bản ISO EN 9712: 2012.

Các cấu phần khác trong Chương trình chứng nhận nội bộ

Ngoài các yêu cầu về đào tạo, thi đánh giá và kinh nghiệm, còn có các yêu cầu khác để phát triển và quản trị một chương trình chứng nhận nội bộ, bao gồm việc phát triển một Quy trình văn bản (Written Practice), các yêu cầu về cấp lại chứng chỉ và lập tài liệu hồ sơ chứng chỉ.

Written Practice.

Bởi vì tài liệu Recommended Practice No. SNT-TC-1A chỉ cung cấp các hướng dẫn (guidelines), nên tổ chức chủ quản được yêu cầu phải thiết lập một quy trình chứng nhận NDT của công ty, được gọi là một “Written Practice”. Tổ chức chủ quản phải xem xét các hướng dẫn của tài liệu SNT-TC-1A và xác định các hướng dẫn nào là sẽ được áp dụng cho các yêu cầu NDT của họ và sau đó, họ phải tạo ra một quy trình để kiểm soát, quản trị việc đào tạo, thi đánh giá và cấp chứng chỉ cho nhân viên NDT.

Lập tài liệu hồ sơ.

Tất cả các chương trình chứng nhận NDT nội bộ đều yêu cầu tổ chức chủ quản phải duy trì một tập hồ sơ chứng chỉ của mọi cá nhân có chứng chỉ NDT. Tiêu chuẩn CP-189 còn xác định thêm các yêu cầu bổ xung về vấn đề này trong đó bao gồm ít nhất: một hồ sơ đào tạo, một hồ sơ chứng chỉ, một hồ sơ kinh nghiệm, một hồ sơ kinh nghiệm trước đó (nếu có, ví dụ khi làm việc cho công ty khác), các bài thi hiện hành của nhân viên, và một hồ sơ kiểm tra mắt. Các yêu cầu về tài liệu hồ sơ đối với các tài liệu, tiêu chuẩn SNT-TC-1A, CP-189 và NAS 410 được cho trong bảng dưới. (Tiêu chuẩn châu Âu EN 4179 có các yêu cầu tương tự như NAS 410.)

So sánh các hệ thống chứng chỉ và các yêu cầu hồ sơ tài liệu khi đào tạo cấp chứng chỉ kiểm tra không phá hủy

SNT-TC-1ACP-189NAS 410 / EN 4179
SNT-TC-1A là khuyến nghị thực hiện để thi và cấp chứng chỉ kiểm tra không phá hủy. Trong tài liệu sử dụng từ “nên – should”. Chứng chỉ có thể được thu hồi bởi người sử dụng lao động và thực hiện thi cấp chứng chỉ lại bất kỳ lúc nào có yêu cầu. Thời gian khuyến nghị khi thực hiện thi lại là 5 năm. Chứng chỉ hết hạn hay bị thu hồi khi ngừng sử dụng lao độngCP-189 là tiêu chuẩn cho thi và cấp chứng chỉ, trong tài liệu sử dụng từ “sẽ – shall”. Cấp chứng chỉ lại sau mỗi 5 năm Thi lại sau mỗi 10 nămEN4179 / NAS410 và EN 473 đều là hệ thống chứng nhận phụ thuộc vào khách hàng, không giống như chứng nhận ASNT. Để đạt được chứng nhận như NAS410 Level-2, công ty mà bạn đang làm việc phải có ít nhất một khách hàng cung cấp phụ kiện cho các công ty hàng không vũ trụ như Airbus, Boeing, Goodrich, MOOG, Honeywell…
Hồ sơ chứng chỉ
Tên của cá nhân được cấp chứng chỉ.Bậc trình độ và phương pháp NDT.Nền tảng giáo dục và kinh nghiệm của cá nhân được cấp chứng chỉ.Tuyên bố chỉ rõ việc đã hoàn thành thỏa mãn quá trình đào tạo phù hợp theo Written Practice của tổ chức chủ quản.Kết quả kiểm tra mắt đối với thời hạn chứng chỉ hiện tại.Văn bản các bài thi hoặc bằng chứng hoàn thành đạt yêu cầu các bài thi.Các bằng chứng phù hợp khác về trình độ thỏa mãn khi các trình độ này được sử dụng để thay thế các kỳ thi specific hay như được mô tả trong Writing Practice của tổ chức chủ quản.Điểm kết quả thi tổng hợp hoặc các bằng chứng phù hợp khác về điểm. Chữ ký của Bậc III xác nhận trình độ của ứng viên đối với chứng chỉ. Ngày cấp chứng chỉ và/hoặc ngày cấp lại chứng chỉ và ngày chỉ định, ủy quyền cho thực hiện NDT.Thời gian hết hạn chứng chỉ. Chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức chủ quảnBậc trình độ chứng nhận và phương pháp NDT, bao gồm các kỹ thuật kiểm tra; các kết quả kiểm tra mà cá nhân đạt được; với Level III, một bản sao chứng chỉ ASNT Level III; ngày cấp, ngày hết hạn, đình chỉ, thu hồi, phục hồi và chữ ký, in tên, danh nghĩa của người có thẩm quyền cấp chứng chỉ;Hồ sơ đào tạo NDT Tài liệu hồ sơ đào tạo của nhân viên phải được lưu, trong đó xác định:Việc đào tạo NDT của cá nhân; tổ chức cung ứng đào tạo; ngày đào tạo; giờ đào tạo; bằng chứng về việc hoàn thành đạt yêu cầu; và tên người hướng dẫn.Hồ sơ kinh nghiệm NDT Hồ sơ xác nhận kinh nghiệm cá nhân thực hiện các phép kiểm tra không phá hủy khác nhau phải được duy trì cho mục đích xác minh kinh nghiệm chứng nhận ban đầu và các kinh nghiệm tiếp theo Hồ sơ kinh nghiệm trước đó
Tài liệu bằng chứng đào tạo NDT và kinh nghiệm trước đây của các cá nhân phải được lưu nếu việc đào tạo và kinh nghiệm trước đây phải thỏa mãn các yêu cầu của chuẩn này.Hồ sơ kiểm tra mắtHồ sơ hiện tại của kỳ thi kiểm tra mắt được yêu cầu và lưu lại
Tên của cá nhân được cấp chứng chỉ. Bậc trình độ, phương pháp và các kỹ thuật mà cá nhân được cấp.Các bài kiểm tra viết, thực hành và điểm số mới nhất từ các kỳ thi trước liền kề. Nếu phụ lục A được sử dụng, tài liệu được sử dụng cho Level III chứng nhận lại.Ngày chứng nhận và hết hạn của chứng chỉ hiện tại. Quá trình đào tạo NDT xác định nguồn gốc, loại hình đào tạo, ngày đào tạo và số giờ đào tạo và nếu có thể áp dụng, văn bản theo yêu cầu của phần 6.1.2 và 6.1.3.Quá trình kinh nghiệm NDT bao gồm bất cứ chứng nhận trước đó, cả hai nơi sử dụng lao động hiện tại và trước đây chứng minh đáp ứng đủ yêu cầu kinh nghiệm trình độ chuyên môn, và, nếu có thể áp dụng, tài liệu theo yêu cầu của phần 6.3.1 và 6.3.2.Kết quả thị lực gần đây nhất (hay là hiện tại) và các kiểm tra khả năng nhận biết màu sắc. Mức độ và tài liệu giáo dục chính thức khi được sử dụng phù hợp các yêu cầu chất lượng.Tên và chữ ký đại diện của cho phép chứng thực chứng nhận.Với các chứng chỉ giới hạn Level I, từng trường hợp cụ thể nhận biết việc phê duyệt của tổ chức kỹ thuật, số giờ và kinh nghiệm đào tạo, thời gian của các chứng nhận (lên đến một năm), thử nghiệm NDT cụ thể được thực hiện, phần cứng cụ thể được kiểm tra, và, nếu có thể, chứng nhận hoặc từ chối

Quy định về thời gian đào tạo và kinh nghiệm tối thiểu (theo SNT-TC-1A)

Phương phápBậcGiờ đào tạoGiờ làm việc tối thiểuGiờ làm việc NDT
Kiểm tra thẩm thấu (PT)I470130
II8140270
Kiểm tra hạt từ (MT)I1270130
II8210400
Chụp ảnh phóng xạ (RT)I40210400
II406301200
Kiểm tra siêu âm (UT)I40210400
II406301200
Kiểm tra dòng xoáy (ET)I40210400
II406301200
Kiểm tra trực quan (VT)I870130
II16140270
Kiểm tra chụp ảnh nhiệt (IRT)I32210400
II3412601800
Kiểm tra từ trường rò (MFL)I1670130
II12210270

Nguồn Các hệ thống chứng nhận NDT tham khảo từ website của Trung tâm đánh giá không phá hủy – Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

Quy định và yêu cầu khi cấp/thi lại chứng chỉ

Theo yêu cầu bằng văn bản được đề xuất trong SNT-TC-1A-2016, khoảng thời gian tái chứng nhận / gia hạn tối đa được đề nghị là 5 năm cho tất cả các chứng chỉ Cấp I (1), II (2), III (3). Tất cả các cấp chứng nhận NDT có thể được gia hạn hiệu lực trong thời gian quy định thêm bằng cách đáp ứng bất kỳ một trong các tiêu chí sau.

  • Cung cấp Bằng chứng về hiệu suất kỹ thuật tiếp tục thỏa đáng
  • Bài kiểm tra lại của phương pháp được chứng nhận

Ứng viên yêu cầu xác nhận lại hoặc gia hạn chứng chỉ có thể cung cấp thông tin gửi đến trung tâm chứng nhận cùng với các tài liệu sau đây:

  • Giấy chứng nhận kinh nghiệm có xác nhận của công ty (hoặc các công ty) đã và đang làm việc kể từ lần cấp chứng chỉ.
  • Giấy khám mắt hợp lệ được kiểm tra và ký bởi bác sĩ nhãn khoa hoặc bác sĩ nhãn khoa

Xin lưu ý rằng trung tâm đào tạo có mọi quyền để xác minh kinh nghiệm của bạn và các tài liệu khác được gửi trước khi xác nhận lại chứng chỉ. Nếu người nộp đơn không thể gửi chứng chỉ gốc cùng với các tài liệu khác trước ngày hết hạn chứng nhận của mình, cần phải có mặt để thực hiện kiểm tra lại.

Danh sách các công ty đào tạo kiểm tra không phá hủy (NDT) tại Việt Nam

Công ty và thông tin liên hệRTVTUTPAUTMTPTETGWTWITIPMIAET
Công ty TNHH Giải pháp kiểm định Việt Nam (VISCO)
Địa chỉ: 60 Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Email: training@visco.com.vn
Hotline: +84946686848
Công ty TNHH Tiên Phong
Địa chỉ: 973- Đường 30/4, Phường 11, Tp. Vũng Tàu,Việt Nam
Phone: (+ 84) 64 3 554 235 – Fax: (+ 84) 64 3 554 236
Email: tienphongstp@gmail.com
Hotline: Ms. Thanh (+ 84) 933 626 579
Mr. Nhựt (+ 84) 933 81 5353
  
ADVANCED INSPECTION TECHNOLOGY CO., LTD.
Địa chỉ 176/9A Le Van Sy, Ward 10, Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City.
Mobile: +84.905582237
Email: daoquyphuc@ndt.com.vn
  
TRUNG TÂM ĐÁNH GIÁ KHÔNG PHÁ HỦY (NDE)
Địa chỉ: 140 NGUYỄN TUÂN, THANH XUÂN, HÀ NỘI
Điện thoại: 0435577881/112; FAX: 0435577882
Di động: 0982.396.035/0903.207.710
Email: daotao.nde@gmail.com
   
Trung Tâm Hạt Nhân TP Hồ Chí Minh
Địa Chỉ: 217, Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 3835.6568 – Fax: (84-8) 3836.7361
Di động: 0913806736 (Mr. Sơn)
   

Trường hợp các công ty có thực hiện dịch vụ đào tạo kiểm tra không phá hủy chưa có tên trong danh sách hoặc thông tin chưa được chính xác, xin liên hệ với chúng tôi để cập nhật thông tin mới nhất.

Thông tin về các phương pháp kiểm tra không phá hủy

Phương pháp
RTKiểm tra chụp ảnh phóng xạ
VTKiểm tra trực quan
UTKiểm tra siêu âm
PAUTKiểm tra siêu âm Phased Array
MTKiểm tra từ tính
PTKiểm tra thẩm thấu lỏng
ETKiểm tra dòng điện xoáy
GWTKiểm tra siêu âm sóng dẫn hướng
WIKiểm tra mối hàn
TIKiểm tra đo chiều dày
PMIXác nhận nhanh hợp kim
HSVQuay video tốc độ cao

Phạm vi đào tạo kiểm tra không phá hủy

Phạm vi
Thực hiện phương pháp kiểm tra ở phạm vi cơ bản
ECAKỹ thuật dòng điện xoáy mảng pha
RVIKiểm tra trực quan sử dụng thiết bị nội soi quan sát xa
PAUTKiểm tra siêu âm phased array
TOFDKiểm tra siêu âm nhiễu xạ thời gian truyền
IRISKiểm tra siêu âm đầu dò quay
DLAKiểm tra mối hàn đa thành phần kim loại với kỹ thuật siêu âm mảng pha dạng thu-phát
CRKỹ thuật kiểm tra chụp ảnh phóng xạ sử dụng phim kỹ thuật số
DRKỹ thuật kiểm tra chụp ảnh phóng xạ sử dụng chụp quét cắt lớp

Trả lời

Trang web này sử dụng plugin Xác minh người dùng để giảm thư rác. Xem cách dữ liệu nhận xét của bạn được xử lý .