An toàn cho nhân viên chụp ảnh phóng xạ

Đang xem 0 luồng phản hồi
  • Người viết
    Bài viết
    • #2126
      khanh
      Quản lý

      1. Những hiệu ứng sinh học tức thời khi toàn thân bị chiếu xạ
      Khi con người bị chiếu xạ, tùy vào liều chiếu con người nhận được mà sinh ra các hiệu ứng sinh học
      và mức độ khác nhau. Sau đây là tóm tắt các hiệu ứng sinh học tức thời khi toàn thân bị chiếu xạ ở
      các liều khác nhau:
      Từ 0 – 0,25 Sv: Không biểu lộ tác hại và không gây ra những ảnh hưởng cho cơ thể. Đối vớí liều
      chiếu bức xạ lên toàn bộ cơ thể vượt quá 0,15 Sv sẽ làm tăng tần số của nhiễm sắc thể được quan sát
      ở ngoại biên của bạch cầu.
      Từ 0,5 – 1 Sv: Có một vài thay đổi thành phần trong máu như sự suy giảm bạch cầu cùng với sự
      hồi phục muộn. Hiệu ứng muộn có thể tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn nhưng không gây ra
      triệu chứng gì cho cơ thể.
      Từ 1 – 2 Sv: Gây ra buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt. 10 – 50% người bị chiếu xạ bị nôn mửa
      trong vòng 24 giờ và nó sẽ xuất hiện khoảng 2 giờ sau khi bị chiếu. Tong thời gian này, triệu chứng
      lâm sàn xuất hiện dưới nhiều hình thức nhưng không gây ra sự ốm yếu, tàn tật.
      Từ 2 – 4 Sv: Gây ra buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, ăn mất ngon. 10 – 50% người bị chiếu xạ bị
      nôn mửa trong vòng 2 giờ. Chu kì sau đó 2 – 3 tuần nạn nhân có vẻ như đỡ hơn và bình phục trở lại.
      Chu kì nguy kịch tiếp theo là rụng tóc, ăn không ngon, yếu, sôt, viêm miệng, tiêu chảy, chảy máu
      mũi. Khả năng chết do sự lây nhiễm độc có thể xảy ra trong khoảng dưới 50% các nạn nhân bị chiếu
      nếu trong vòng 2 tháng không được điều trị thích hợp.
      Từ 4 – 6 Sv: Gây ra buồn nôn, sức khỏe yếu, ăn mất ngon, nôn mửa trong vòng 1 giờ với 100%
      người rơi vào trường hợp này. Khoảng ít hơn 10% người bị chiếu bị tiêu chảy nhẹ và sau đó 3 – 8
      giờ thì toàn bộ những người bị chiếu đều bị tiêu chảy. 50% người bị chiếu nhức đầu trong vòng 4 –
      24 giờ. 80% trường hợp bị sốt trong vòng 1 – 2 giờ. Chu kì sau cùng 1 – 2 tuần tiếp theo bệnh tình
      diễn biến trầm trọng, sốt, lây nhiễm, 50 – 80% người bị chết trong vòng 2 tháng.
      Lớn hơn 8 Sv: Gây ra buồn nôn dữ dội, mệt mỏi và nôn mửa trong vòng 10 phút và tiếp theo là
      tiêu chảy mà không cần quá trình chuyển tiếp. Tỷ lệ sống sót rất ít và trong vòng 2 tuần có 90 –
      100% trường hợp bị chết. Đối với những người nhận liều chiếu lớn hơn 15 Sv thì hệ thống dây thần
      kinh trung ương bị hủy diệt vì các cơ co dãn, không chủ động được và sau đó là sự hôn mê. Trong
      vòng 2 ngày sẽ chết do máu không truyền được lên não và tim có thể bị vỡ.

      2. Hiệu ứng sinh học muộn
      Việc bức xạ ion hóa chiếu vào cơ thể có thể không gây ra hậu quả tức thời nhưng một số hiệu
      ứng muộn có thể xuất hiện sau một khoảng thời gian dài.
      Những hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng sinh học muộn, bao gồm:
      – Gây vết sẹo cục bộ hoặc phá hủy lớp da bên dưới, bị lở loét hoặc bị ung thư.
      – Gây ra đục thủy tinh thể của mắt
      – Gây ra ung thư xương do mô xương bị chiếu xạ
      – Gây ra ung thư phổi
      – Gây ra bệnh thiếu máu do bức xạ phá hủy tuỷ xương
      – Gây ra bệnh bạch cầu và tạo ra các khối u, làm giảm tuổi thọ và lão hóa…

      3. Hiệu ứng di truyền
      Bức xạ có thể làm hủy hoại gen có trong các tế bào tinh dịch và tế bào trứng. Đây là một dạng
      hiệu ứng quan trọng kéo dài của liều chiếu bức xạ ở mức thấp. Khi có sự xuất hiện một quá trình
      thay đổi trong gen của một thành viên mới trong dòng họ thì sự thay đổi di truyền này là cố định và
      được truyền các thế hệ tiếp theo.
      Một điểm quan trọng cần phải thường xuyên ghi nhớ đó là những hiệu ứng di truyền chỉ có ý
      nghĩa nếu tuyến sinh dục bị chiếu với một liều chiếu xạ do các tế bào tinh dịch và trứng nằm trong
      tuyến sinh dục. Do đó, một trong những cách để hạn chế bức xạ tạo ra các hiệu ứng di truyền trong
      dân chúng là hạn chế liều chiếu xạ lên tuyến sinh dục càng ít càng tốt và nếu một ít người này vượt
      quá tuổi sinh sản thì không có hiệu ứng di truyền nào xuất hiện.

      4. Liều giới hạn cho phép
      Theo bảng phụ lục II của IAEA về an toàn bức xạ ấn phẩm số 115 thì những tiêu chuẩn và
      những liều giới hạn sau được phép đối với nhân viên làm việc trong ngành liên quan đến bức xạ là:
      Liều chiếu nghề nghiệp cho bất cứ người nào làm việc trong các ngành liên quan đến bức xạ không
      được vượt quá:
      – Liều hiệu dụng 20 mSv trong một năm, lấy trung bình liên tục trong 5 năm.
      – Liều hiệu dụng 50 mSv chỉ cho phép trong một năm đơn lẻ bất kì
      – Liều tương đương của thủy tinh thể mắt là 150 mSv trên một năm
      – Liều tương đương đối với các cẳng chân, tay hoặc da là 500 mSv/năm
      Đối với những người mới vào nghề có tuổi từ 16 đến 18 nếu được huấn luyện để làm việc trong các
      ngành liên quan đến bức xạ và đối với những sinh viên có tuổi từ 16 đến 18 nếu cần phải sử dụng
      các nguồn bức xạ trong khóa học để phục vụ công việc nghiên cứu thì liều chiếu nghề nghiệp cho
      phép không vượt quá:
      – Liều hiệu dụng 6 mSv trong một năm
      – Liều tương đương của thủy tinh thể mắt là 50 mSv/năm
      – Liều tương đương đối với các cẳng chân, tay hoặc da là 150 mSv/năm

      5. Liều kế cá nhân
      Tất cả những nhân viên làm việc với các nguồn chụp ảnh bức xạ cần phải mang thường xuyên
      những liều kế cá nhân thích hợp trong quá trình thực hiện chụp ảnh bức xạ. Liều kế phim đeo cần
      phải được mang trên ngực. Ngoài ra, tùy vào quá trình làm việc mà nhân viên chụp ảnh bức xạ cũng
      mang một liều kế ở cổ tay. Liều kế phim đeo thường được sử dụng trong một khoảng thời gian là
      bốn tuần sau đó phải được thay thế. Liều kế phim đeo đã sử dụng được đưa đi xử lý tráng rửa và
      đánh giá liều mà người mang đã nhận.
      Liều kế phim đeo cần phải được cất giữa trong những vùng không có bức xạ khi không sử
      dụng và phải không bao giờ được mang về nhà. Bất cứ một quá trình chiếu xạ bất ngờ nào hoặc quá
      trình gây hư hại liều kế phim đeo do cất giữ không cẩn thận cần phải báo cáo ngay cho nhân viên an
      toàn thường trực.

      6. Máy đo liều bức xạ
      Khi sử dụng máy đo liều bức xạ cần phải được kiểm tra chặt chẽ theo những điều trình bày sau đây:
      – Khả năng đáp ứng của thiết bị phải thích hợp với loại bức xạ nào đó.
      – Chỉ được sử dụng những thiết bị đã được chuẩn định mà giấy chứng nhận quá trình chuẩn
      định cho những thiết bị này phải được đưa ra bởi một chuyên gia có trình độ.
      – Thiết bị phải đáp ứng được dải đo thích hợp sao cho chúng có thể đo được suất liều chiếu
      nằm trong khoảng từ 2 mR/h đến 1 R/h sai số nằm trong khoảng  20% cường độ bức xạ thực.
      – Điều quan trọng nhất cần phải ghi nhớ đó là đảm bảo rằng pin được sử dụng trong thiết bị là
      còn làm việc tốt.

      7. Những tín hiệu cảnh báo bức xạ
      Những tín hiệu cảnh báo bức xạ được sử dụng để báo cho những người làm việc xung quanh vùng
      có bức xạ biết có sự hiện diện của bức xạ phải là dạng đèn báo hoặc những tín hiệu có thể nghe thấy
      được hoặc là cả hai. Đèn báo hoặc những tín hiệu có thể nghe thấy được phải làm sao có thể phân
      biệt được những tình huống sau đây:
      – Khi một nguồn bức xạ kín sắp sửa đem ra để chiếu chụp hoặc khi một máy phát bức xạ tia X
      sắp sửa hoạt động.
      – Trong khi một nguồn bức xạ kín đang thực hiện chiếu chụp hoặc một máy phát bức xạ tia X
      đang hoạt động.

      8. Dấu cảnh báo bức xạ
      Dấu cảnh báo bức xạ phải có kích thước thích hợp và cùng với những ký hiệu bức xạ thích hợp
      mới có giá trị.
      Những dấu cảnh báo bức xạ này được sử dụng để cho biết và chỉ rõ những vùng có bức xạ
      được giới hạn. Tên, địa chỉ và số điện thoại của người quản lý trên hiện trường được đề nghị là phải
      đặt trên mỗi dấu cảnh báo bức xạ.

Đang xem 0 luồng phản hồi
  • Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.