Câu hỏi và vấn đề 1:
Khi gắn đầu dò EMAT (E110SB)+ XDCR Adapter (1/2XA/E110) với 38DL Plus chưa áp vào vật liệu đã xuất hiện xung và nhấp nháy liên tục khắp màn hình như Hình-1 (Câu hỏi: Xung xuất hiện từng cặp liền nhau là xung gì? Tại sao không dừng lại?)
Trả lời:
- Đầu dò EMAT là loại đầu dò mà đo qua lớp oxit bên ngoài tạo thành lớp và chính lớp này tạo thành xung siêu âm đi vào trong vật liệu để đo. Và sóng của nó là sóng ngang, chính vì thế khi đi vào vật liệu Thép thì có sự chuyển đổi dạng sóng (xung ảo) gây nên hai xung liền nhau. Xung ta quan tâm là xung đầu tiên.
- Tín hiệu mà dầu dò EMAT tạo ra loại loại tín hiệu không hội tụ/định hình (non-focused) không như tín hiệu của đầu đơn/kép thông thường. Và nguyên tắc dựa trên hiện tượng từ giảo của đầu dò điện từ nên tín hiệu có thể vẫn tiếp tục.
- Dải đo 100mm là quá lớn để có thể quan sát được xung quan tâm. Sử dụng chế độ Zoom để nhìn thấy xung đầu tiên rõ hơn
Câu hỏi và vấn đề 2:
Khi áp vào mẫu kim loại (Fe) vẫn xuất hiện dạng xung như trên nhưng biên độ lớn hơn và cũng không dừng lại Hình -2 ( câu hỏi: những xung này chỉ thị bề dày của kim loại?).
Trả lời:
- Thông thường thì xung đầu tiên là chỉ chiều dày của kim loại, tuy nhiên có thể do dải quá lớn so với chiều dày thực tế nên không quan sát hết và rõ xung của phần kim loại.
- Điều chỉnh gian hợp lý để thu được xung của chính phần chiều dày kim loại quan tâm
Câu hỏi và vấn đề 3:
Cụm từ nonfocused signal trang 83 Using EMAT Tranducers nghĩa là gì?
Trả lời:
- Cụm từ này tiếng việt là Tín hiệu không hội tụ/định hình, tức là laoi tín hiệu không phải do chùm âm hội tụ ban đầu đi vào và phản hôi lại mà do tính chất điện-từ của chính lớp oxit giao động sao khi có tác dụng điện, giao động của lớp này tạo thành sóng ngang đi vào vật liệu và dạng sóng này không theo qui luật hội tụ chùm âm giao thoa ban đầu nên được hiểu là tín hiệu không hội tụ/định hình
- Bản chất của tín hiệu EMAT là tạo ra tín hiệu nonfocused signal này
Câu hỏi và vấn đề 4:
Khi đo trên vật liệu sắt từ luôn xuấ thiện từng cặp xung ,xung phía trước có biên độ nhỏ hơn xung phía sau Hình -3 ( câu hỏi: Tại sao xung phía sau có biên độ lớn hơn xung phía trước?)
Trả lời:
- Bản chất sóng loại này là sóng ngang, mà sóng ngang mang năng lượng thấp hơn, dễ bị mất mát năng lượng khi đi vào vật liệu, mặt khác có thể có sự chuyển đổi dạng sóng (thành sóng dọc, sóng bề mặt…) và có thể cộng hưởng tạo thành sóng có biên độ lớn hơn xung ban đầu
- Độ chính xác của phép đo này là khoảng 0.25mm, và chiều dày tối thiểu từ 2.0mm.
- Trước đo, để chính xác nên hiệu chuẩn vận tốc theo sóng ngang và của lớp oxit ngoài nữa.