CR là viết tắt của từ Computer Radiography, nghĩa là X-Ray có sự hỗ trợ của máy tính, đơn giản là quá trình sản xuất hình ảnh chụp ảnh phóng xạ số bằng cách sử dụng tấm cảm biến Phosphor (IP) thay cho phim thông thường. Thế hệ CR đầu tiên ra đời vào năm 1981, và được sử dụng rộng rãi hiện nay. So với X-Ray thường, CR có nhiều ưu điểm về độ nhạy và năng suất công việc.
• Quá trình tạo ảnh đơn giản, nhanh chóng, không cần phòng tối chuyên dụng như X quang thường.
• Không dùng hoá chất, tiết kiệm, không độc hại và thân thiện với môi trường.
• Ảnh thu được dưới dạng số nên rất dễ dàng trong việc xử lý, có thể lưu trữ, truyền đi dễ dàng.
• Tấm thu nhận ảnh có thể tái sử dụng nhiều lần.
• Độ nhạy cao, trong nhiều trường hợp hơn hẳn phim thường, nên có thể giảm thời gian chiếu và do đó giảm liều hấp thụ cho kỹ thuật viên.
• Có thể thay thế hoàn toàn X-Ray thường bằng hệ thống X-Ray kỹ thuật số CR.
Khi lựa chọn thiết bị CR, cần xác định các ứng dụng cụ thể và điều kiện làm việc để lựa chọn Model phù hợp. Hệ thống CR cần được thiết kế cho chất lượng hình ảnh kỹ thuật số sắc nét đáp ứng các yêu cầu NDT đòi hỏi cao. Thiết bị cũng cần có trọng lượng nhẹ và dễ dàng di chuyển. Có thể được lắp đặt nhanh và xử lý hình ảnh mối hàn nhanh, xuất hình ảnh kỹ thuật số chất lượng cao để phân cũng như nhanh chóng tạo báo cáo. Lựa chọn về phần mềm cũng là một điểm cần chú ý vì các tính năng của phần mềm sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc.
Kỹ thuật xử lý phim số được thực hiện trong 4 bước:
• Tấm cảm biến (IP) được phơi sáng sử dụng tia X hoặc nguồn bức xạ Gamma, làm cho lớp phosphor trong tấm IP lưu giữ lại hình ảnh.
• Trong quá trình đọc tấm phim sử dụng máy quét, một chùm tia laser tập trung sẽ trích xuất dữ liệu từ tấm cảm biến dưới dạng ánh sáng nhìn thấy được trên từng điểm ảnh.
• Ánh sáng phát ra được phát hiện, thu và chuyển đổi thành các tín hiệu điện được số hóa và cuối cùng được hiển thị như một hình ảnh số trên màn hình máy tính.
• Tấm cảm biến được xóa dữ liệu và sẵn sàng cho lần chụp tiếp theo.
Carestream
Carestream