Thick or thin: XRF application of coating thickness measurement

Khách hàng của chúng tôi sử dụng máy phân tích huỳnh quang tia X XRF cầm tay Vanta ™ để xác định thành phần hóa học của hợp kim, kim loại và các vật liệu khác, nhưng bạn có biết rằng bạn cũng có thể sử dụng máy phân tích huỳnh quang để đo độ dày của lớp phủ? Các máy phân tích Vanta với chức năng Coating Method có thể đo độ dày lớp phủ trên các kim loại, nhựa, thuỷ tinh hay thậm chí cả gỗ.

Lớp phủ trên thân ô tô đang được sản xuất
Lớp phủ trên thân ô tô đang được sản xuất

Ưu điểm khi sử dụng XRF đo chiều dày lớp phủ mạ

Các phép đo độ dày chính xác giúp nhà sản xuất cung cấp sản phẩm có chất lượng cao đồng thời kiểm soát chi phí. Lớp phủ chỉ cần mỏng vừa đủ và tạo ra sản phẩm với lớp phủ quá dày làm gia tăng chi phí sản xuất. Khách hàng cũng kiểm tra vật liệu phủ để kiểm soát chất lượng vật liệu đầu vào bằng cách đảm bảo rằng các chi tiết được phủ bằng các vật liệu đúng chủng loại và ở độ dày vừa phải. Là một công cụ nhanh, hiệu quả và không phá hủy giúp kiểm soát chất lượng, thiết bị phân tích Vanta có thể cung cấp kết quả kiểm tra trong khoảng 10 giây, và kết quả có thể được hiệu chuẩn bằng một lần hiệu chỉnh điểm duy nhất và có thể thực hiện chỉ trong 30 giây. XRF cầm tay cũng không làm hỏng vật liệu đang được thử nghiệm. Do máy có trọng lượng nhỏ gọn, thiết bị có thể được cầm tay rất dễ dàng và luôn sẵn sàng để kiểm tra các mẫu lớn không phù hợp với các máy phân tích để bàn.

Vật liệu phủ ở khắp mọi nơi

Kết quả phân tích lớp phủ trên máy Vanta
Kết quả phân tích lớp phủ trên máy Vanta XRF

Lớp phủ có thể phục vụ mục đích trang trí, bảo vệ, hoặc chức năng khác. Ví dụ, ngành công nghiệp ô tô sử dụng lớp phủ chống ăn mòn, trang trí, chống mài mòn, và để bảo vệ các chi tiết điện tử. Tương tự như vậy, ngành công nghiệp hàng không sử dụng các lớp phủ giúp giảm thiểu sự hình thành và ngăn ngừa các mảng bám, tiết kiệm nhiên liệu. Lớp phủ là phổ biến vì mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Nickel cứng, bền và dễ uốn, làm cho nó trở thành chất liệu phủ thông dụng. Theo tiêu chuẩn khuyến cáo của ASTM về chất lượng hoàn thiện trên thép, nên sử dụng lớp phủ khoảng 10 micrô niken cho máy nướng bánh mỳ, máy pha trà, trục quay và các thiết bị tương tự. Để chống ẩm, niken được áp dụng cho mặt bếp, đồ đạc, phụ kiện phòng tắm. Một loại vật liệu phủ phổ biến khác, crôm, cũng tương tự như niken nhưng lại có tính chống ăn mòn và mài mòn tốt hơn. Các ứng dụng phổ biến khác cho vật liệu tráng phủ bao gồm:

  • Bảo vệ thiết bị điện tử: lớp phủ dẫn điện được sử dụng để bảo vệ thiết bị
  • Hoàn thiện kiến ​​trúc: lớp phủ bảo vệ sắt và thép khỏi rỉ, đồng và đồng thau giữ độ bóng, và kẽm và nhôm khỏi các vết bẩn
  • Các tế bào năng lượng mặt trời: nhiều pin mặt trời có lớp phủ mỏng hoặc lớp phủ polyme
  • Công cụ thép: cacbua titan và cacbua vonfram giúp tăng khả năng chịu mài mòn và độ bền
  • Dây điện: lớp phủ kẽm và niken thay thế các lớp phủ cadmium cũ hơn

Làm thế nào để XRF có thể đo được lớp phủ

Máy phân tích XRF cầm tay Vanta có thể đo độ dày lớp phủ từ 0 đến khoảng 60 micron, tùy thuộc vào vật liệu. X-quang được phát ra từ máy phân tích, và tương tác với bề mặt mẫu, khiến nó phát ra huỳnh quang. Bộ phân tích phát hiện các tia phóng xạ phản hồi trở lại và sử dụng dữ liệu để tính độ dày của lớp phủ (hoặc nhiều lớp phủ). Theo ASM International, để chống ăn mòn và chống mài mòn, các kỹ thuật bề mặt khác nhau bao gồm mạ (cơ, điện, điện phân), thấm hơi (hóa chất, lắng vật lý) và liên kết (nhựa hoặc sơn mài). Tham khảo thêm Vanta handheld XRF sử dụng trong đo chiều dày lớp phủ.

Hướng dẫn thực hiện

Sản phẩm trong bài viết

Leave a Reply

This site uses User Verification plugin to reduce spam. See how your comment data is processed.